Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Cách giặt thú nhồi bông

 Giặt thú nhồi bông không phải là một công việc dễ dàng

Hầu như đứa trẻ nào cũng đều có một con gấu bông mà chúng đặc biệt yêu thích, đó là người bạn thân và cũng là người đồng hành tin cậy nhất của bé. Bé yêu quí gấu bông và mang theo khắp mọi nơi, ra sân chơi, trong vườn nhà hay cho đến tận lúc lên giường đi ngủ. Tất cả những hoạt magicview.netđộng này cũng có nghĩa là gấu bông của bé sẽ có thể bị dính bụi bẩn và vi khuẩn hàng ngày, những loại vi khuẩn mà chắc hẳn bạn sẽ không muốn xuất hiện trên giường bé. Tuy nhiên không vì thế mà bạn sẽ vứt bỏ đồ chơi này của bé ngay khi nhìn thấy vết bẩn. Những mẹo giặt giũ dưới đây sẽ đảm bảo rằng người bạn nhỏ thân thiết của bé sẽ vẫn sạch sẽ cho dù chúng có được bế đi lê la khắp nơi. Rất nhiều thú nhồi bông có thể giặt được bằng máy giặt, một số khác lại cần phải giặt bằng tay. Bạn chỉ cần đảm bảo là không giặt nó quá khuya mà thôi, vì cho dù sau khi xong sẽ sạch sẽ thơm tho đến thế nào thì bạn cũng không muốn bé phải khóc lóc khi đi ngủ mà không được ôm người bạn thân nhất của mình!
Ảnh minh họa: Gấu bông

Cách dễ nhất để loại trừ vi trùng, vi khuẩn và bụi bẩn trên thú nhồi bông là hãy giặt chúng với máy giặt. Tuy nhiên bạn cũng nên cẩn thận vì không phải con gấu bông nào cũng có thể giặt được bằng máy. Hãy kiểm tra kỹ phần hướng dẫn trước khi giặt, hoặc nếu không hãy bằng trực giác quyết định xem liệu thú nhồi bông đấy có quá cũ để chịu được sức vò mạnh của máy giặt không, hay cân nhắc xem nó có chứa các chất liệu mỏng, bông xốp hoặc hồ dính hay không. Nếu nó có chứa một trong những thứ này, tốt hơn là bạn nên chọn phương án an toàn để về sau khỏi hối tiếc, vì thế bạn nên giặt chúng nhẹ nhàng bằng tay. Hãy ngâm nó trong nước lạnh và vò cẩn thận với một loại bột giặt trung tính để tẩy sạch các vết bẩn, bạn có thể dùng bàn chải để chải phần phần bề mặt. Bạn hãy vắt kiệt nước sau khi giặt xong và phơi trong nhà tắm hoặc nơi nào đó để không bị khó chịu với lượng nước thừa nhỏ xuống sàn. Hãy lưu ý: với loại thú nhồi bông không thể giặt được trong máy giặt thì cũng sẽ không thể sấy được bằng máy sấy.
Trên thực tế máy sấy quần áo không bao giờ là lựu chọn tốt nếu muốn thú nhồi bông luôn trông như mới. Nhiệt độ quá cao sẽ làm chảy những bộ phận bằng nhựa trong đó. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng; bạn vẫn có thể giặt bằng máy giặt nếu chú ý hơn một chút. Hãy cho thú nhồi bông vào túi đựng đồ mỏng trong máy giặt để thêm lớp bảo vệ, cũng như đảm bảo lựa chọn chu trình giặt cho đồ mỏng thay vì đồ dày. Nước lạnh hay nước ấm cũng đủ giặt sạch, bạn không cần thiết phải tốn năng lượng để đun nước nóng và giảm nguy cơ làm hỏng người bạn mến yêu của bé.
Bé nhà bạn chắc hẳn sẽ rất nhớ người bạn đồng hành này khi chúng bị đem đi giặt trong máy hay giặt bằng tay, tuy nhiên bé sẽ rất vui sướng nếu sau đó thấy gấu bông của bé lại thơm tho và sạch như mới.
Thủy Tiên

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Dị ứng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Những cách xử lý tốt nhất


Khi các em bé mới chào đời, da của chúng rất mỏng và nhạy cảm. Trên thực tế, nếu bé của bạn chào đời sớm, thậm chí bạn có thể dễ dàng nhận thấy độ trong mờ trên da bé. Điều đó là bình thường. Da là một phần cơ quan, cũng chỉ như lá phổi, nó cần thời gian để phát triển đầy đủ. Cho đến khi da của bé phát triển hơn, nó mới có thể làm nhiệm vụ thoát độc tố từ cơ thể ra bên ngoài một cách dễ dàng. Vì thế trong giai đoạn đầu trẻ dễ bị phát ban, mụn nhọt, và xuất hiện các nốt mẩn trên da. Bị phát ban có thể rất nguy hiểm. Nếu lo lắng bạn nên đưa trẻ đi khám ở một cơ sở y tế uy tín, nhưng trong hầu hết các trường hợp, với các vết mẩn ngứa nhẹ có thể xử lý tại nhà. Đây là một vài mẹo hay cho việc làm cha mẹ để giúp bạn xử lý với các dị ứng trên da của trẻ.

Hiểu về các loại dị ứng trên da

Một điều rất quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa mẩn ngứa thông thường và các nguyên nhân gây nên mẩn ngứa. Ví dụ như, các nốt chấm nhỏ xuất hiện xung quanh vùng mũi là bình thường và không cần làm gì cả. Chúng xuất hiện giống như các mụn thịt (milia), hoặc "mụn sữa", các nốt mụn này được hiểu đơn giản như là do các lỗ chân lông bị bịt kín, không thoát được hơi. Nguyên nhân ban đầu là như vậy - đừng làm vỡ các mụn này! Chúng sẽ tự lặn hết thôi. Tuy nhiên, có một vài dạng trông giống như phát ban nhưng nguyên nhân lại do tiếp xúc hoá chất hoặc bị dị ứng.

Khô, chảy máu, mụn nhọt trên da cũng có thể là bị bệnh chàm (eczema), nó có thể do phản ứng vì không hợp sữa và dị ứng với trứng ở trẻ nhỏ. Đơn giản như, nguyên nhân gây nên các vết mẩn ngứa có thể do một loại dị ứng tác động lên bất cứ phần nào trên cơ thể, có thể từ loại chất giặt tẩy đặc biệt nào đó hay do đồ ăn không hợp. Các vết mẩn này rất ngứa nên làm cho em bé rất khó chịu. Nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy các vết mẩn này xuất hiện nhiều hơn ở phần mông của bé, nó trông chỉ như vết hằn do đóng bỉm. Chất thải đọng trong bỉm của trẻ sơ sinh có thể gây rát da, đặc biệt là nếu bỉm không được thay ngay lập tức. Hãy luôn cố gắng thay bỉm cho em bé càng sớm càng tốt để giúp ngăn ngừa việc này, vì nó sẽ làm bé rất đau, rát và khó chịu.
Ảnh minh họa

Cách chữa trị mẩn ngứa da

Điều quan trọng nhất trong việc chữa trị mẩn ngứa da cho trẻ sơ sinh đó là loại bỏ mọi nguyên nhân tiếp xúc hoá chất, vì nó sẽ làm cho vết mẩn ngứa trở nên tồi tệ hơn. Hãy cố gắng làm theo cách tự nhiên trong một thời gian và theo dõi xem có đỡ hơn không. Ví dụ như, đổi từ việc dùng khăn lau ướt sang lau nước sạch khi thay bỉm, chánh sử dụng xà phòng hay sữa tắm, và chỉ dùng loại chất giặt tẩy nhẹ, không gây kích ứng da. Bạn sẽ thấy các vết mẩn trên da bé sé từ từ biến mất.

Các cách xử lý kịp thời, bôi kem chống ngứa khi mặc bỉm sẽ làm vùng mẩn mát và dịu đi. Việc bôi kem lạnh sẽ là cách tuyệt vời để làm dịu vết ngứa hoặc vùng đau rát. Hãy dùng sản phẩm bột yến mạch (loại tắm) để tắm cho bé, sản phẩm này sẽ giúp làm mềm da. Rắc một ít loại yến mạch ăn sáng thông thường lên quần áo, cho cả vào chậu tắm của bé rồi đổ nước vào. Sau đó, vớt các hạt yến mạch này ra, rồi đặt bé vào chậu tắm. Sau khi tắm xong, lau thật khô người cho bé, và xoa một lượng nhỏ dầu olive lên da để chánh cho da bé bị khô.

Hãy nhớ, nếu bạn vẫn chưa nguôi lo lắng, thì hãy nghe bản năng người mẹ mắch bảo, đưa con đi khám bác sỹ. Trẻ sơ sinh sẽ luôn bị rất nhiều mẩn phát ban trong suốt một năm đầu đời, và điều đó cũng là bình thường, nhưng sẽ càng yên tâm hơn nếu đưa bé đi khám bác sỹ chuyên khoa nhi để chắc chắn.
Thủy Tiên