Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Hiến máu có lợi hay có hại ?

Hiến máu có hại không? 
Hiến máu không chỉ cứu sống được người nhận mà còn có ích đối với cả người cho vì nhờ vậy cũng cải thiện được sức khỏe của mình.
 
Trong phong trào hiến máu, người ta chỉ nói đến lợi ích, không nói đến cái hại. Tôi muốn biết cả lợi lẫn hại của việc hiến máu?
 
Trả lời:
 
Không thể có gì thay thế cho máu người, và chỉ có máu của người cho người. Rất may là hiến máu không chỉ cứu sống được người nhận mà còn có ích đối với cả người cho vì nhờ vậy cũng cải thiện được sức khỏe của mình.
Hiến máu có lợi hay có hại ?
"Hiến máu cứu người - một nghĩa cử cao đẹp"
 
Những lợi ích của việc hiến máu là:
 
- Giảm sắt
 
Trong các tế bào hồng cầu chứa 70% sắt trong cơ thể con người. Hầu hết mọi người có thừa sắt trong máu của mình, thừa nhiều có hại hơn lợi. Khi cho máu loại bỏ được một lượng sắt dư thừa tích lũy trong cơ thể.
 
Nếu trong máu vượt quá một lượng sắt nhất định có thể kích thích sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, gây ra thay đổi tế bào, phá vỡ chức năng tế bào bình thường và làm tăng nguy cơ một số bệnh mạn tính, như bệnh tim và ung thư. Điều này có nhiều khả năng trở thành chuyện đáng lo ngại  cho nam giới lớn tuổi và phụ nữ sau mãn kinh. 
 
Cơ thể của phụ nữ trong độ tuổi sinh nở tự loại bớt sắt thừa thông qua kinh nguyệt. Trung tâm Miller –Keystone tiến hành  nghiên cứu dài hạn trên một triệu người ở Bắc Âu đã chỉ ra rằng những người hiến máu thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư thấp vì hiến máu là cách loại bỏ một số chất sắt dư thừa. Không cần lo lắng về việc mất quá nhiều sắt từ việc hiến máu vì mức độ sắt của bạn được kiểm tra mỗi lần trước khi cho máu, hoặc bằng cách kiểm tra nồng độ hemoglobin hoặc các tế bào hồng cầu của người cho.
 
- Bổ sung máu
 
Hiến máu sẽ giúp chức năng cơ thể của bạn hoạt động hiệu quả hơn bằng cách bổ sung thêm nguồn cấp máu thường xuyên. Thông thường, cơ thể con người thay thế máu trong vòng 48 giờ sau khi cho, và tất cả các tế bào hồng cầu mất đi sẽ hoàn toàn được thay thế trong vòng 4 - 8 tuần. Quá trình bổ sung có thể giúp cơ thể làm mới hệ thống và giữ cho cơ thể khỏe mạnh, cũng như làm việc hiệu quả hơn.
 
- Được kiểm tra sức khỏe
 
Bao giờ cũng được kiểm tra sức khỏe khi đến hiến máu như: cân nặng, đo huyết áp, đo nhịp tim và nhiệt độ. Đây cũng là dịp để đánh giá chức năng cơ thể hoạt động ra sao và nếu có bệnh thì phát hiện kịp thời. Nếu bạn đăng ký hiến máu thường xuyên như 2 tháng một lần, bạn sẽ có 6 lần kiểm tra sức khỏe trong một năm.
 
- Tình cảm
 
Khi cho máu bạn đã có niềm vui khi biết rằng không chỉ mình được cải thiện cuộc sống mà có khả năng cứu người khác. 
 
- Lợi ích khác
 
Nhiều nghiên cứu cho thấy những ai thường xuyên hiến máu giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và ung thư gan, phổi, ruột, dạ dày và cổ họng.
 
Vậy hiến máu có hại gì?
 
Nếu như hiến máu có một cái hại gì đó cho bản thân bạn thì Cơ quan tiếp nhận máu - vì chức năng bảo về sức khoẻ cho bản thân bạn - sẽ không đồng ý lấy máu của bạn, dù bạn thiết tha yêu cầu. Các quy định rất chặt chẽ để sao cho không gây hại gì cho người hiến máu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét