Mới đây ông Trần Ngọc L. (65 tuổi, ngụ phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) đang làm cỏ vườn thì bất ngờ bị rắn lục đuôi đỏ tấn công vào ngón tay. Sau khi bị rắn cắn, ông L. được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Mới đây ông Trần Ngọc L. (65 tuổi, ngụ phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) đang làm cỏ vườn thì bất ngờ bị rắn lục đuôi đỏ tấn công vào ngón tay. Sau khi bị rắn cắn, ông L. được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Tuy nhiên, ngón tay của ông L vẫn bị chảy dịch và mất cảm giác. Ngày 21/1/2013, bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ để kiểm tra lại vết thương thì có chỉ định phải cắt bỏ ngón tay vì bị nhiễm trùng hoại tử, khả năng bảo tồn ngón tay cũng như các chức năng ngón tay này là rất thấp.
Trao đổi với PV ông L cho biết: “Sau vụ tôi bị rắn cắn, mỗi lần người nhà ra vườn là lại thấp thỏm sợ rắn tấn công. Cũng từ đó con cháu đứa nào con nhỏ là tôi không cho ra vườn. Vì người lớn gặp rắn còn biết cách còn tụi nhỏ thì không thể lường trước được”- Ông L nói.
Khác với trường hợp ông L là việc bé Hồ Quỳnh N. 27 tháng tuổi ở xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đang ngủ thì bị rắn độc tấn công ngay gần miệng khiến mặt cháu bị sưng phù và máu chảy liên tục. Khi đến viện thì bé bị sốc, tay chân lạnh tím tái, mạch không bắt được và có cơn ngưng thở. Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành xử lý chống choáng, trợ tim và đặt nội khí quản cho bệnh nhân thở máy. Sau đó bé được truyền huyết thanh kháng nọc rắn.
Tiếp xúc với chúng tôi, mẹ của bé Quỳnh N cho biết: Trước đó, hai vợ chồng chị đang ngủ dưới sàn nhà thì nghe tiếng con khóc thét, thức dậy thấy con rắn lục đang ngóc đầu kế bên con mình. Miệng bé có vết cắn, máu rỉ ra, biết là con bị rắn cắn nên vội vàng đưa con đến Bệnh viện để cấp cứu, nhưng vẫn không quên mang theo con rắn.
“Từ ngày bé N bị rắn cắn phải nhập viện là gia đình tôi không dám ngủ dưới nền nhà nữa mà mua ngay một chiếc giường, bây giờ đi ngủ cũng vén mùng (màn) rất kỹ vì sợ có chỗ hổng thí rắn vẫn có thể chui vào để tấn công”.
Chị H.T.N (ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, Hậu Giang) đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 121, kể: “Tôi ra bờ ruộng sau nhà đốn củi thì bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào chân. Ngay sau đó, chân bị cắn đau nhức chịu không nổi và khoảng 15 phút sau cảm thấy mắc tiểu, đau bụng, nhức đầu, khô cổ và rất khó thở và phải đi cấp cứu. Bây giờ gia đình tôi ai cũng bị ám ảnh vì rắn”- Chị N nói.
Sáng 4/3 trao đổi với PV bác sĩ Hoàng Xuân Thục, Chủ nhiệm khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Quân y 121 cho biết: “Hơn 20 năm qua tôi đã điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân bị rắn cắn. Giai đoạn 2002 trở về trước chủ yếu là những ca nặng, bị rắn hổ cắn. Còn giai đoạn sau mỗi năm có khoảng 150-200 ca, những ca này thường là rắn lục đuôi đỏ tấn công. Đặc biệt, sau Tết nguyên đán đến nay, trung bình mỗi ngày bệnh viện cấp cứu và điều trị từ 5 - 6 ca bị rắn lục đuôi đỏ cắn, thậm chí có hôm lên đến 11 ca. Hầu hết các ca nhập viện đều trong tình trạng rối loạn đông máu, hạ tiểu cầu, phù nề và xuất huyết nặng”.
Bác sĩ Thục cho biết thêm: Người bị rắn cắn sẽ bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, đau nhức, phù nề nặng, nhiều trường hợp bị nôn ói, tiêu, tiểu không kiểm soát được, xuất huyết ở mũi, miệng, lỗ chân lông… Trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ cắn nếu không đưa đi cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Cách tốt nhất sau khi bị rắn độc cắn là phải băng garo (lấy dây thắt chặt vùng bị rắn cắn để hạn chế nọc độc lưu thông theo máu) và kịp thời đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Là một bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị rắn cắn, nên năm 2013 bác sĩ Thục đã có hẳn một đề tài nghiên cứu và điều trị cho bệnh nhân bị rắn lục cắn cho 100 trường hợp. Trong số này có tới 68% nam giới bị rắn tấn công, chủ yếu ở nhóm tuổi từ 20 đến 50. Địa phương có người dân bị rắn cắn nhiều nhất là Cần Thơ chiếm tỷ lệ 63%. Hầu hết các trường hợp bị rắn cắn thường xảy ra ở ruộng, vườn hoặc các nhà ở vùng ven đô. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét