83% vợ chồng trẻ trải qua các mức độ khủng hoảng từ vừa đến nghiêm trọng khi đón đứa con đầu lòng, theo nghiên cứu của E.E. Les Masters. Nếu không khắc phục, nguy cơ đổ vỡ hôn nhân sẽ rất cao.
1. Bị thiếu ngủ triền miên
Tình trạng thiếu ngủ diễn ra trong thời gian dài không chỉ khiến vợ mà cả chồng cũng trở nên dễ cáu kỉnh, kéo theo khả năng và hiệu suất làm việc giảm. Hãy thử hình dung, đôi vợ chồng trẻ ngọt ngào lúc này trở thành hai con người mệt mỏi, chẳng buồn đoái hoài đến nhau, thậm chí lúc nào cũng có thể gây sự.
Thực ra không có gì khó khăn để vượt qua giai đoạn khủng hoảng này nếu các ông bố trẻ cảm thông, chia sẻ với vợ một vài giờ bế và chơi với bé mỗi ngày.
2. Bị tách biệt với xã hội
Hình ảnh bà mẹ trẻ vò võ một mình cả ngày với đứa trẻ có thể khiến nhiều phụ nữ chạnh lòng. Nhưng tách biệt xã hội là một thực tế mà hiếm cặp cha mẹ trẻ nào không phải đối mặt.
Nỗi cô đơn thường trực là điều 80% các bậc cha mẹ có con lần đầu phải trải nghiệm. Và họ chỉ còn khoảng 1/3 thời gian ở cạnh nhau so với thời son rỗi. Khoảng thời gian dành cho các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp và nghỉ ngơi cũng trở nên hạn hẹp. Điều này có thể gây ra chút hậm hực đối với những người đàn ông trẻ vừa mới chuyển sang cương vị làm cha.
Nhưng với các bà mẹ, tách biệt xã hội còn gây ra chứng trầm uất bệnh lý, từ đó dẫn tới hệ quả nghiêm trọng hơn nhiều. Hệ quả trực tiếp nhất là mối quan hệ vợ chồng bị rạn vỡ. Vì thế, người chồng lúc này phải hiểu và dành thời gian gần gũi người phụ nữ của mình. Đừng để cô ấy cảm thấy bị bỏ mặc, tủi thân hay cô đơn.
3. Khối lượng công việc không bình đẳng
Khi đứa con chào đời, khối lượng công việc lớn gấp đôi, gấp ba ở đâu bỗng đổ ập lên đầu vợ chồng trẻ. Câu hỏi quen thuộc là ai sẽ gánh vác phần việc trong gia đình khi "thăng chức" cha mẹ. Và câu trả lời mặc định quen thuộc là: Phụ nữ.
Hầu hết ông bố bà mẹ trẻ thường chỉ biết trách cứ, đổ lỗi cho nhau mà không ý thức sâu sắc rằng tình trạng bất bình đẳng trong công việc, thiếu sự chia sẻ từ người chồng sẽ gặm mòn hôn nhân, nhanh chóng đưa hôn nhân đến bờ vực.
4. Bị căng thẳng trầm uất
Chứng trầm uất sau sinh của người mẹ trẻ có thể trải qua nhiều mức độ. Nếu nhận được sự chăm sóc, chia sẻ từ phía gia đình, nhất là người chồng, đó có thể chỉ là nỗi buồn sản hậu thoáng qua, không để lại ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng nếu kéo dài, nặng hơn sẽ trở thành chứng trầm cảm sau sinh, mà nguyên nhân chính là những điều đã nêu trên: mất ngủ triền miên, tách biệt xã hội và gánh vác khối lượng công việc quá sức.
Chứng trầm uất bệnh lý có thể ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe, gây nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm và các cơn trụy tim. Khi đó, người vợ có thể sẵn sàng ký vào đơn ly hôn chồng mà không cần suy nghĩ. Đơn giản vì cô ấy đã “quá tải”.
Người chồng khi thấy những biểu hiện này ở vợ không nên coi nhẹ bỏ qua mà cần có những hành vi điều chỉnh kịp thời, nếu không muốn cuộc hôn nhân của mình bị tổn thương và xuống dốc trầm trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét