Còi xương có liên quan đến rối nhiễu hấp thu khoáng chất trong cơ thể, đặc biệt là canxi và phôtpho. Sự phát triển năng động của bé một vài năm đầu đời là yếu tố cộng hưởng để có thể dẫn tới tình trạng thiếu hụt các chất cấu thành khung xương này; kéo theo đó là sự xáo trộn chức năng của các cơ quan chính và toàn bộ cơ thể.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng còi xương ở bé là: Người mẹ gặp trục trặc trong quá trình mang thai, nhóm bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa ngoài, điều kiện khí hậu hoặc môi trường ô nhiễm. Một số loại bệnh cũng khiến nguy cơ còi xương ở bé trầm trọng hơn.
Nhận biết bé còi xương :
Còi xương được chia làm 3 cấp độ: nhẹ, trung bình và nặng. Dưới đây là hai giai đoạn chính:
Còi xương là tình trạng dễ gặp ở các bé nhưng bạn có thể ngăn ngừa được nó. Khoảng hơn 70% các bé có thể vượt qua tình trạng còi xương trong vòng 3 năm đầu đời.
1. Giai đoạn đầu của còi xương thường khởi phát trong vòng 6 tháng đầu đời và ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé.
Nếu bé ngủ không ngon giấc, đổ mồ hôi nhiều hoặc đang phải chịu đựng chứng rôm sảy, bạn nên chăm sóc bé cẩn thận hơn.
Ngoài ra, nếu bé có ít tóc hơn ở phía sau của đầu và phần tóc phía trước khá mỏng, có khả năng bé cũng mắc còi xương.
Trường hợp này, bác sĩ có thể xét nghiệm máu để kiểm tra lượng canxi cho bé. Nếu bé không bị thiếu canxi thì nhiều khả năng bé bị thiếu phôtpho.
2. Giai đoạn nặng của còi xương cũng xuất hiện trong vòng 6 tháng đầu đời. Bạn nên lưu ý nếu bé kém hoạt động hơn bình thường, chân tay uể oải, chân của bé có dáng vòng kiềng; bạn còn phát hiện ra những mảng hói phẳng trên da đầu của bé.
Giai đoạn này, xương sẽ trở nên mềm đến mức khi chạm vào người của bé, bạn cảm thấy như bé không có xương.
Hình dáng đầu của bé cũng thay đổi, đỉnh và vùng trước đầu trở nên to hơn. Phần xương ở cổ tay và các ngón tay có xu hướng nhô ra.
Chứng còi xương có thể làm thay đổi khung xương chậu và trở thành dấu hiệu nghiêm trọng trong quá trình phát triển của các bé gái.
8 gợi ý dành cho người mẹ khi mang thai và cho con bú :
1. Mẹ nên ăn uống đa dạng. Trong thực đơn hàng ngày, mẹ nên bổ sung sữa, các sản phẩm từ sữa, bơ, cá và thịt.
2. Nên ra ngoài thường xuyên, đặc biệt là trong quý II của thai kỳ.
3. Tùy theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể bổ sung vitamin D (hoặc không). Thông thường, vitamin D tồn tại dưới dạng vitamin tổng hợp.
4. Sau khi sinh, bạn nên duy trì chế độ luyện tập và dinh dưỡng hàng ngày.
5. Nên tuân thủ việc cho bé “ti mẹ” thường xuyên vì sữa mẹ có chứa vitamin D.
6. Trường hợp đặc biệt phải dùng sữa ngoài, nên chọn sữa công thức dưới sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng. Đó phải là loại sữa gần giống với sữa mẹ nhất và chứa 100% lactose – chất có khả năng kích thích sự hấp thu canxi.
7. Có thể cho bé uống vitamin D3 dưới sự chỉ định của bác sĩ khi bé được khoảng 2-3 tuần tuổi.
8. Cho bé phơi nắng
Lưu ý : Không nên tự ý bổ sung vitamin D cho bé: Bởi vì nó sẽ gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể của bé, đặc biệt là hệ thống thần kinh trung ương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét