Các vết rạn da màu hồng hoặc tím, nâu hay xuất hiện trên bụng trong giai đoạn sau của thai kỳ. Nguyên nhân là do sự phát triển của thai nhi khiến bụng to rất nhanh trong khi da chưa kịp thích ứng. Phụ nữ có bầu cũng hay gặp các vết rạn ở mông, đùi và vú nữa.
Theo thời gian các vết rạn sẽ mờ dần nhưng không hết hẳn – do vậy điều rất quan trọng là phòng ngừa, chuẩn bị trước để ngăn các vết rạn da trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguy cơ bị rạn da khi mang bầu
Ít nhất 50% phụ nữ mang thai sẽ bị rạn da, nhưng rất khó để nói chắc chắn ai bị và ai thì không. Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ:
Di truyền: nếu mẹ và chị của bạn có vết rạn da khi mang thai, bạn có nhiều khả năng cũng giống họ
Phụ nữ mang thai khi còn quá trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên thì nguy cơ bị rạn da cũng cao hơn
Ngoài ra, dưới đây là một số yếu tố khác:
Tăng cân quá nhanh
Có 2 em bé trong bụng (song sinh)
Thai to
Quá nhiều nước ối
Làm gì để ngăn chặn vết rạn da?
Có hai tin, một tốt và một xấu. Tin xấu là bạn không thể loại bỏ hoàn toàn vết rạn da, nhưng may mắn là chúng ta có thể giảm thiểu chúng bằng cách kết hợp một vài yếu tố:
Giữ cân nặng tăng ở mức vừa phải
Ăn các thực phẩm tốt cho da. Đó là các thực phẩm có chứa omega 3, vitamin E, vitamin A
Uống đủ nước, ăn trái cây và rau quả nhiều nước
Sử dụng dầu dừa thoa lên bụng. Dầu dừa dưỡng và làm mềm da, giảm thiểu ảnh hưởng của các vết rạn
Tập thể dục giúp da tăng độ đàn hồi thông qua việc cải thiện lưu thông của cơ thể. Một lợi ích bổ sung nữa của tập thể dục là giúp bạn không tăng cân quá nhiều và quá nhanh
Sau khi sinh em bé, bạn vẫn nên ăn các thực phẩm tốt cho da và duy trì luyện tập cho cơ thể. Lúc này bạn có thể tập các bài tập khó và nặng hơn so với kỳ còn mang thai.
Giảm các vết rạn bằng phương pháp sử dụng Dầu dừa nguyên chất.
Mỗi tối, hoặc nếu có thời gian thì 2 lần/ ngày dùng dầu dừa thoa một lớp mỏng lên vùng da có nguy cơ rạn/ đã bị rạn, để dầu thấm vào da trong khoảng 30p rồi lau hay rửa lại với nước hoặc bằng khăn ướt. Thậm chí bạn cũng có thể để dầu dừa qua đêm nếu bảo đảm dầu dừa không bị rây ra chăn mùng gây mất vệ sinh.
Bạn thoa dầu dừa từ tháng thứ 3-4, ngay khi bắt đầu có dấu hiệu bị rạn. Sau khi sinh bạn cũng thoa dầu dừa để để phục hồi lại sự tổn thương của làn da, làm mờ các vết rạn nếu có. Việc chữa trị thật sớm vết rạn sẽ cho kết quả tốt hơn nhiều so với vết rạn đã lâu. Nếu muốn mát xa vùng bụng để tăng tác dụng, bạn dùng đầu ngón trỏ mát xa thật nhẹ nhàng 2-3 phút.
Tại sao dầu dừa có khả năng phòng ngừa và làm mờ vết rạn?
Bản chất của vết rạn chính là vết sẹo trên da, sẽ được giảm thiểu, ngăn ngừa bằng cách cung cấp đủ Vitamin E cho vùng da đó. Vitamin E (gồm 2 nhóm, Toco-Pherol và Toco-Trienol trong đó nhóm Toco-Trienol có khả năng chống oxy hóa cực mạnh, thường chỉ tìm thấy trong dầu dừa và một số ít loại cùng họ dừa).
Vitamin E trong dầu dừa khi thấm vào da chính là cách hữu hiệu để chống lão hóa, tăng cường độ ẩm, độ co giãn giúp ngăn chặn, hạn chế sự xuất hiện vết rạn trên da.
Tuy nhiên, bạn không nên bôi dầu dừa quá thường xuyên, vì da của bạn chỉ hấp thụ được một lượng dầu dừa nhất định, cái gì quá cũng không tốt nhé. Bạn chỉ cần một lượng nhỏ để tạo ra lá chắn bảo vệ làn da của bạn trong một thời gian dài.
------> xem thêm trị nám da cho phụ nữ sau sinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét