Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Cách hít thở khi chuyển dạ để không đau

Khi chuyển dạ, những cơn gò của tử cung khiến các bà mẹ vô cùng khó chịu và đau đớn. Nếu biết cách hít thở theo từng cơn gò, mẹ không những bớt đau mà bé ra đời cũng dễ dàng hơn.
Thực tế, trong lúc vượt cạn, các mẹ cảm thấy rất đau nên dễ rơi vào tình trạng căng thẳng. Việc chống lại cơn đau bằng cách khóc lóc hay chửi bới chỉ khiến mẹ thêm stress, cổ tử cung không giãn nở tốt và càng khó sinh. Bà Mỹ Linh (Bệnh viện Hùng Vương) khuyên, để điều chỉnh hệ thần kinh tự động đáp ứng với căng thẳng về tâm lý và thể chất xảy ra trong khi sinh, các mẹ nên hít thở theo từng cơn co của tử cung. Bên cạnh đó, hít thở đúng cách còn giúp tăng tối đa hiệu quả hô hấp, giúp duy trì lượng oxy thỏa đáng cho mẹ và con.

------> cách giảm đau khi chuyển dạ
1. Thở chậm, sâu

Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn cổ tử cung mở dưới 3 cm. Khi có cơn co tử cung, mẹ hãy bắt đầu bằng hơi thở sâu, rồi thở ngực chậm sâu (hít bằng mũi rồi thở ra bằng miệng, thở chậm rãi, đều đặn) và chấm dứt với một hơi thở sạch khi đã hết cơn co. Thở đúng là khi hít vào thì bụng phình lên, khi thở ra thì bụng xẹp xuống. Thở 6-9 nhịp cho một cơn co tử cung khoảng 50 giây.

Cách thở này cũng là một động tác trong yoga. Sau sinh, mẹ cũng có thể thực hiện cách thở này để giúp oxy vào cơ thể nhiều hơn. Khi hít thở chậm sâu, các mẹ có thể thực hiện bất cứ tư thế nào cũng được. Các mẹ càng thư giãn thì việc hít thở càng hiệu quả. Mẹ nên nằm nghiêng hoặc ngồi sẽ tốt hơn. Nằm ngửa thở không tốt vì nó sẽ làm chậm chuyển dạ và hạn chế tuần hoàn nhau thai.

Hít thở sâu sẽ làm giảm bớt sự trở ngại do đáy tử cung cao đè lên cơ hoành và cách thở này được sử dụng trong suốt thời gian chuyển dạ. Mẹ nên tập trung vào một điểm gì đó mà quên đi cơn đau của co tử cung. Điểm trọng tâm này có thể là một vật hay một tranh ảnh đẹp, vui, dễ nhìn thấy.

2. Thở nhanh, nông

Kiểu thở này được sử dụng trong giai đoạn cổ tử cung mở từ 3 đến 6 cm, cơn co đã mạnh hơn, dài hơn và dày hơn, với tần suất khoảng 3 phút một cơn. Khi có cơn co tử cung, bắt đầu với một hơi thở sâu, tiếp đó là thở ngực nông. Khi cường độ cơn co càng lên cao thì càng thở nhanh hơn. Thở chậm lại khi cơn co giảm dần rồi thực hiện một hơi thở sạch khi cơn co chấm dứt.

Kiểu thở này thường khiến miệng nhanh khô, vì thế các mẹ nên mang sẵn một chai nước lọc bên mình. Các sản phụ không nên tập cách thở ở nhà vì sẽ rất nhanh mệt.

3. Thở thổi nến

Khi thở cách này, bạn hãy hình dung như mình đang chuẩn bị thổi nến, một số người còn gọi đây là thở phù phù.

Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn chuyển tiếp, khi cổ tử cung mở từ 7 đến 9 cm, cơn co tử cung mạnh, khoảng cách giữa hai cơn co ngắn. Lúc này, sản phụ thường chỉ muốn rặn vì ngôi thai xuống và đè vào trực tràng. Tuy nhiên, nếu rặn sẽ rất nguy hiểm vì cổ tử cung chưa mở ra hoàn toàn. Kiểu thở này giúp làm giảm áp lực từ tử cung đồng thời giúp mẹ tránh rặn sớm.

Khi cơn co bắt đầu, hít một hơi thở sạch, kế đó thở nhanh nông 4 lần rồi thổi mạnh một lần qua miệng, lại tiếp tục thở nhanh nông 4 lần rồi thổi ra. Cứ thế cho đến hết cơn co và chấm dứt với một hơi thở sạch.

4. Rặn

Kiểu thở này nên được dùng trong giai đoạn hai của chuyển dạ, khi cổ tử cung mở trọn vẹn và người mẹ đã muốn rặn. Mẹ nằm ngửa, người cong hình chữ C. Nữ hộ sinh lưu ý, mẹ không nên ngửa đầu ra la hay chống cơn đau bằng cách cắn môi đến chảy máu, vì như thế sẽ không đủ lực để tống bé ra ngoài.

Khi có cơn co, lấy 2 hơi thở sâu, kế đó hít một hơi dài, giữ hơi và bắt đầu rặn. Cách rặn giống như khi rặn đi vệ sinh. Khi rặn, mẹ nên tựa cằm vào ngực, mắt nhìn xuống rốn. Hết hơi, mẹ nên rặn tiếp và hít một hơi thở sâu khác. Giữ hơi và tiếp tục rặn, đến khi hết cơn co tử cung.

Bà Mỹ Linh cho biết, nếu mẹ không mắc bệnh lý gì và có khung chậu bình thường thì chỉ sau khoảng 3 lần rặn là em bé đã ra ngoài.

Trị triệt để chứng mồ hôi trộm

Nhiều trẻ sơ sinh thường hay mắc chứng ra mồ hôi nhiều, nhất là ban đêm (còn gọi là ra mồ hôi trộm) khiến các bà mẹ lo lắng, nếu trẻ vẫn ăn ngủ và sinh hoạt bình thường, ra mồ hôi ở trẻ được cho là vấn đề không đáng lo ngại, nhưng nếu việc ra mồ hôi làm trẻ bứt rứt, ăn ngủ không yên, các bà mẹ hãy cẩn thận tìm hiểu nguyên nhân để nhanh chóng khắc phục tình hình.


Vì sao trẻ hay ra mồ hôi trộm?

Nhiều trẻ sơ sinh thường hay mắc chứng ra mồ hôi nhiều, nhất là ban đêm.

Không khó gặp tại các phòng khám trẻ em, câu hỏi các bác sĩ thường gặp bên cạnh những vấn đề như: “cháu hay bị khò khè”, “cháu cao và cân nặng như thế này có nhỏ?”… luôn là: “sao đêm cháu ngủ ra mồ hôi nhiều quá”.
Theo các bác sĩ Nhi, việc trẻ sơ sinh hay ra mồ hôi khá phổ biến và điều này được giải thích là do hệ thần kinh thực vật của trẻ lúc này chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện.

Chính vì vậy, trẻ ra mồ hôi nhiều. Mặt khác, việc ra mồ hôi cũng phụ thuộc vào sự điều hòa của hệ thần kinh. Rối loạn hệ thần kinh thực vật, hệ giao cảm cũng sẽ khiến trẻ ra mồ hôi nhiều hơn.

Thêm một nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi nhiều được các bác sĩ cho biết đó là thiếu vitamin D. Các bé sinh sớm, thiếu cân, bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng thường thiếu vitamin D. Thiếu vitamin D, trẻ hay ra mồ hôi trộm, bứt rứt, ngủ không yên, hay giật mình. Giai đoạn này, hệ xương của trẻ phát triển mạnh, chính vì vậy cần bổ sung canxi cho trẻ.

Các bác sĩ thường cho trẻ uống thêm vitamin D và khuyên các bà mẹ nên thường xuyên phơi nắng con để bổ sung vitamin D cho bé.

Mặt khác, nguyên nhân khách quan khiến trẻ ra mồ hôi nhiều còn do cha mẹ, những người chăm bé gây ra. Việc ủ ấm bé quá cũng khiến bé nóng nực mà ra mồ hôi nhiều. Nhiều bà mẹ hay quấn con quá kỹ trong khăn, trẻ ngủ lại chặn nhiều chăn gối xung quanh khiến bé ngột ngạt, nóng bức. Phòng ngủ đóng bít cửa trong thời tiết nắng nóng như hiện nay cũng có thể khiến bé khó chịu.

Khắc phục chứng ra mồ hôi ở trẻ

Nếu trẻ ra mồ hôi nhưng vẫn ăn ngủ, sinh hoạt bình thường, cha mẹ có thể không cần quá lo lắng, chỉ cần lau khô cho bé, để ngủ thoáng mát là được. Mẹ nên lấy khăn khô lau lưng và đầu bé. Nếu không lau khô, mồ hôi ra nhiều có thể sẽ thấm ngược trở lại vào cơ thể khiến bé dễ bị nhiễm lạnh.

Cha mẹ cũng cần chú ý luôn giữ cho trẻ được thoáng mát để khắc phục chứng mồ hôi trộm (Ảnh minh họa)

Với trẻ ra mồ hôi, đêm ngủ bứt rứt khó chịu, quấy khóc do thiếu vitamin D, cha mẹ cần bổ sung ngay cho trẻ bằng cách tắm nắng hoặc uống thêm vitamin D theo chỉ định của bác sĩ.

Cha mẹ cũng cần chú ý luôn giữ cho trẻ được thoáng mát. Phòng ngủ của bé nên thông thoáng, quần áo chất liệu nhẹ nhàng. Chỗ chơi của bé cũng cần mát mẻ, nên hạn chế đưa bé ra ngoài trời nắng nếu không cần thiết.

Ngoài ra, nếu trẻ ra nhiều mồ hôi, cha mẹ cũng cần chú ý tắm rửa, lau mát người cho bé để tránh rôm sảy, trẻ bứt rứt khó chịu trong người.

Phơi nắng cho trẻ đúng cách

Phơi nắng giúp bé bổ sung thêm canxi, vitamin D nhưng phơi nắng thế nào để cơ thể bé hấp thu được tốt nhất? Nhiều người vẫn cho con đi phơi nắng đều đặn nhưng hiệu quả lại không cao, đó hoàn toàn do cha mẹ chưa biết cách phơi nắng cho con sao cho khoa học. Khi phơi nắng, cha mẹ cần chú ý những điều như sau:

- Mẹ nên tắm nắng cho bé đều đặn. Ánh nắng tốt nhất là lúc trước 8 giờ sáng (thường từ 6g30 – 7h30). Vào mùa đông, việc tắm nắng cho bé có thể diễn ra chậm hơn, vào khoảng 9 – 10 giờ. Thời lượng tắm nắng khoảng 15 – 30 phút.

- Nên chọn nơi tắm nắng ít gió lùa để tránh bé bị nhiễm lạnh – như bạn biết đấy, hệ hô hấp của trẻ lúc này còn khá yếu.

- Hãy để da bé tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt. Cha mẹ nên kéo áo lên phơi để da bé hấp thu được ánh nắng tốt nhất.

- Khi phơi nắng, chú ý cần tránh không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt, đầu bé vì tia cực tím khá mạnh có thể khiến não, mắt bé bị tổn thương.

- Hãy để các bộ phận cơ thể trẻ lần lượt tiếp xúc với ánh nắng. Ba mẹ có thể phơi lần lượt từ lưng, bụng, chân…

Vì sao bà bầu hay buồn tiểu ?

Đi tiểu thường xuyên, đi tiểu khó là nỗi trăn trở của hầu hết các mẹ bầu. Đi tiểu nhiều không chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy bất tiện mà còn gây tâm ký ngại ngùng, xấu hổ và đặc biệt là mệt mỏi khi phải đi tiểu vào ban đêm. Chia sẻ về rắc rối này, chị Nguyễn Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) nói: “Trước khi mang bầu, mình đâu bị chứng tiểu đêm. Hầu như đêm nào cũng ngủ ngon giấc từ tối đến sáng. Thế mà từ khi có em bé, mình đi tiểu rất nhiều. Ngay từ khi có tí cấn thai, mình đã nhận ra sự thay đổi này và đó cũng chính là dấu hiệu giúp mình nhận biết có bầu. Tuy nhiên, dường như thai càng lớn, chứng bệnh này càng nặng nề hơn. Có đêm mình phải dậy 3-4 lần để đi tiểu. Cứ mỗi lần như thế là phải vào giường cả giờ đồng hồ mình mới ngủ lại được. Mà thân bầu bí bụng mang dạ chửa, thức giấc vào ban đêm mệt lắm chứ. Đúng là bầu bí lắm rắc rối thật.”

Rắc rối mà chị Hoa gặp phải cũng là nỗi niềm chung của hầu hết mẹ bầu. Dù biết rằng đi tiểu thường xuyên là không thể loại bỏ được trong thai kỳ nhưng vẫn có những cách để giảm phiền hà cho mẹ bầu đấy.
Hình ảnh: AI CŨNG BIẾT....BÀ BẦU HAY BUỒN TIỂU Cùng bố mẹ nuôi con khỏe, dạy con ngoan  Đi tiểu thường xuyên, đi tiểu khó là nỗi trăn trở của hầu hết các mẹ bầu. Đi tiểu nhiều không chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy bất tiện mà còn gây tâm ký ngại ngùng, xấu hổ và đặc biệt là mệt mỏi khi phải đi tiểu vào ban đêm. Chia sẻ về rắc rối này, chị Nguyễn Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) nói: “Trước khi mang bầu, mình đâu bị chứng tiểu đêm. Hầu như đêm nào cũng ngủ ngon giấc từ tối đến sáng. Thế mà từ khi có em bé, mình đi tiểu rất nhiều. Ngay từ khi có tí cấn thai, mình đã nhận ra sự thay đổi này và đó cũng chính là dấu hiệu giúp mình nhận biết có bầu. Tuy nhiên, dường như thai càng lớn, chứng bệnh này càng nặng nề hơn. Có đêm mình phải dậy 3-4 lần để đi tiểu. Cứ mỗi lần như thế là phải vào giường cả giờ đồng hồ mình mới ngủ lại được. Mà thân bầu bí bụng mang dạ chửa, thức giấc vào ban đêm mệt lắm chứ. Đúng là bầu bí lắm rắc rối thật.”  Rắc rối mà chị Hoa gặp phải cũng là nỗi niềm chung của hầu hết mẹ bầu. Dù biết rằng đi tiểu thường xuyên là không thể loại bỏ được trong thai kỳ nhưng vẫn có những cách để giảm phiền hà cho mẹ bầu đấy.  Nguyên nhân:  - Áp lực từ tử cung  Áp lực từ tử cung lên bàng quang là nguyên nhân đầu tiên khiến chị em bầu thường xuyên đi tiểu. Ngay từ khi có cấn thai, tử cung mẹ đã thay đổi kích thước rõ rệt và nó “đàn áp” lên bàng quang khiến bộ phận này không thể dự trự nhiều nước tiểu như bình thường.  Đến quý thứ 2, tử cung không ngừng tăng lên trong khoang bụng của xương chậu nhưng nhờ được xương chậu hỗ trợ nên hiện tượng đi tiểu thường xuyên có giảm đi một chút nhưng đến quý 3, khi đầu thai nhi quay xuống dưới lại tiếp tục đè nén lên bộ phận chứa nước tiểu khiến chứng buồn tiểu rõ rệt hơn hẳn.  - Tăng tĩnh mạch  Hiện tượng tăng tĩnh mạch khiến mẹ bầu thường xuyên bị phù thũng đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng buồn tiểu. Khi tĩnh mạch tăng lên dẫn đến tuần hoàn máu tăng và cuối cùng thông qua thận xử lý vào nước tiểu khiến các bà mẹ phải thường xuyên đi tiểu hơn cả ban ngày lần ban đêm.  Biện pháp khắc phục:  Để tránh hiện tượng đi tiểu nhiều đặc biệt là về đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ thì mẹ bầu nên:  - Phòng chống phù nề  Mẹ bầu không nên ngồi quá nhiều và quá lâu một chỗ. Thay vào đó hãy chăm chỉ đứng lên, đi lại. Mẹ cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi bằng cách nằm xuống và gác chân lên cao một chút sẽ giúp giảm hiện tượng tăng tĩnh mạch, chống phù nề. Ăn nhạt một chút cũng là cách phòng ngừa phù nề hiệu quả cho mẹ bầu.  - Cố gắng đi tiểu hết  Nghiêng người về phía trước khi đi tiểu giúp sản phẩm trong bàng quang đi hết ra ngoài, sẽ giúp mẹ bớt buồn tiểu sớm hơn.  - Uống ít nước trước giờ ngủ  1-2 giờ trước khi đi ngủ, mẹ bầu không nên uống nước để giữ cho bàng quang không bị tích nước nhiều. Hãy cố gắng uống đủ nước trong ngày là được.  - Hạn chế đồ uống lợi tiểu  Những đồ uống, thực phẩm có tác dụng lợi tiểu như trà, cà phê, dưa hấu, dưa chuột, cà chua… nên hạn chế trong thai kỳ hoặc không nên sử dụng trước giờ đi ngủ.  - Thư giãn  Tâm lý căng thẳng có thể khiến mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn đối với cả người không bầu bí. Vì vậy, các mẹ cần tạo cho mình tâm lý thoải mái, đặc biệt đừng bao giờ coi việc đi tiểu nhiều là vấn đề quá rắc rối.  (sưu tầm) http://www.methongthai.vn/

Nguyên nhân:


- Áp lực từ tử cung

Áp lực từ tử cung lên bàng quang là nguyên nhân đầu tiên khiến chị em bầu thường xuyên đi tiểu. Ngay từ khi có cấn thai, tử cung mẹ đã thay đổi kích thước rõ rệt và nó “đàn áp” lên bàng quang khiến bộ phận này không thể dự trự nhiều nước tiểu như bình thường.

Đến quý thứ 2, tử cung không ngừng tăng lên trong khoang bụng của xương chậu nhưng nhờ được xương chậu hỗ trợ nên hiện tượng đi tiểu thường xuyên có giảm đi một chút nhưng đến quý 3, khi đầu thai nhi quay xuống dưới lại tiếp tục đè nén lên bộ phận chứa nước tiểu khiến chứng buồn tiểu rõ rệt hơn hẳn.

- Tăng tĩnh mạch


Hiện tượng tăng tĩnh mạch khiến mẹ bầu thường xuyên bị phù thũng đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng buồn tiểu. Khi tĩnh mạch tăng lên dẫn đến tuần hoàn máu tăng và cuối cùng thông qua thận xử lý vào nước tiểu khiến các bà mẹ phải thường xuyên đi tiểu hơn cả ban ngày lần ban đêm.

Biện pháp khắc phục:

Để tránh hiện tượng đi tiểu nhiều đặc biệt là về đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ thì mẹ bầu nên:

- Phòng chống phù nề


Mẹ bầu không nên ngồi quá nhiều và quá lâu một chỗ. Thay vào đó hãy chăm chỉ đứng lên, đi lại. Mẹ cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi bằng cách nằm xuống và gác chân lên cao một chút sẽ giúp giảm hiện tượng tăng tĩnh mạch, chống phù nề. Ăn nhạt một chút cũng là cách phòng ngừa phù nề hiệu quả cho mẹ bầu.

- Cố gắng đi tiểu hết

Nghiêng người về phía trước khi đi tiểu giúp sản phẩm trong bàng quang đi hết ra ngoài, sẽ giúp mẹ bớt buồn tiểu sớm hơn.

- Uống ít nước trước giờ ngủ

1-2 giờ trước khi đi ngủ, mẹ bầu không nên uống nước để giữ cho bàng quang không bị tích nước nhiều. Hãy cố gắng uống đủ nước trong ngày là được.

- Hạn chế đồ uống lợi tiểu

Những đồ uống, thực phẩm có tác dụng lợi tiểu như trà, cà phê, dưa hấu, dưa chuột, cà chua… nên hạn chế trong thai kỳ hoặc không nên sử dụng trước giờ đi ngủ.

- Thư giãn

Tâm lý căng thẳng có thể khiến mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn đối với cả người không bầu bí. Vì vậy, các mẹ cần tạo cho mình tâm lý thoải mái, đặc biệt đừng bao giờ coi việc đi tiểu nhiều là vấn đề quá rắc rối.

Những món cháo ngon trị tiêu chảy cho bé


Xin mách mẹ một số công thức nấu cháo bổ dưỡng và có tác dụng cầm tiêu chảy cho con:

 Cháo cà rốt thịt nạc ô mai

Nguyên liệu: Cà rốt 50g, ô mai mơ 5 quả, gạo 50g.

Cách làm:

- Cà rốt hấp chín, nghiền nhuyễn qua rây
- Ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ,
- Gạo rang vàng xay thành bột.
- Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói.

 Cháo rau sam

Nguyên liệu: Rau sam 90g, quả hồng xiêm non 10g, gạo 30g.

Cách làm:

- Rau sam, hồng xiêm non cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ lọc qua rây lấy nước, bỏ bã.
- Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín có thể nêm chút nước mắm
- Cho con ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói.

 Cháo gừng thịt heo bằm

Nguyên liệu: Gạo trắng 50g, gừng tươi 50g, thịt nạc heo 50g.

Cách làm:

- Gạo vo sạch, để ngâm 30 phút cho nở
- Cho gạo vào nồi với 200ml nước nấu lửa nhỏ đến khi chín nhừ
- Thịt nạc heo và gừng băm nhỏ.
- Cháo chín nhanh tay cho gừng và thịt băm vào khuấy đều.
- Tắt bếp múc ra cho con ăn nóng.

 Cháo hạt sen

Nguyên liệu: Hạt sen 100g, quả hồng xiêm non 15g, đường phèn hoặc đường nho 20g.

Cách làm:

- Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, lọc lấy nước, bỏ bã.
- Hạt sen, gạo rửa sạch, ngâm nước cho mềm rồi cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn nhỏ.
- Cho bột gạo và hẹt sen vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ.
- Cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được.
- Chia ăn 3 lần trong ngày, lúc đói, lúc cháo nóng.

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Em đẻ thường cực dễ với rau mồng tơi


"Từ hồi còn con gái, nghe các mẹ, các chị thỉnh thoảng buôn chuyện đau đẻ mà em sợ và nghĩ rằng có lẽ mình chẳng dám lấy chồng sinh con nữa. Rồi cứ nghĩ khi yêu và lấy chồng khi đó cái mong ước có một thiên thần để cho tổ ấm tròn vẹn sẽ đánh bại cái nỗi sợ hãi sinh nở bấy lâu của mình thôi. Nhưng thực tế không phải vậy. Từ khi biết mình có thai, em hạnh phúc lắm nhưng đồng thời cái nỗi sợ đau đẻ lại trỗi dậy, liên tục ám ảnh em. Vì thế, em rất chăm chỉ lên mạng để học hỏi kinh nghiệm xem làm cách nào để sinh dễ và bớt đau. Em biết giờ nhiều mẹ chọn mổ đẻ vì sợ hỏng “vùng kín”, mổ cho nhanh, cho đỡ đau. Em nghĩ mổ đẻ mẹ đỡ đau thật đấy nhưng sức đề kháng của con sẽ không được tốt như các bé đẻ thường. Hơn nữa, nguy cơ mẹ đẻ mổ bị nhiễm trùng cũng tương đối cao. Vì biết được đẻ thường sẽ tốt cho cả mẹ và bé nên em đã hạ quyết tâm nhất định sẽ đẻ thường.

Tuy nhiên, khổ nỗi trộm vía em thuộc tuýp người có sức khỏe tốt lại chẳng nghén ngẩm gì nên em ăn uống được và cân nặng cũng cứ tăng vù vù. Em tăng cân nhanh quá đến mức mọi người cứ hù dọa em, cứ tăng cân theo đà này thì kiểu gì em cũng phải đẻ mổ, không có cơ hội mà đẻ thường đâu. Sợ quá em nhờ bác sĩ tư vấn và tích cực lên các diễn đàn học hỏi và áp dụng các chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đồng thời, em tìm hiểu luôn các bí quyết để đẻ thường dễ dàng.

Tìm hiểu trên các diễn đàn em thấy nhiều mẹ chia sẻ bí kíp sinh thường dễ dàng nhờ ăn dứa, uống nước lá tía tô, ăn rau lang. Mặc dù khi đọc được một số kinh nghiệm của các mẹ, em cũng đã tháo gỡ được bớt nỗi lo sợ trong lòng, tuy nhiên em vẫn đem băn khoăn, lo lắng này tâm sự với đứa bạn em. Thật tuyệt vời là em đã có được lời khuyên hữu ích. Ban đầu em cũng nghi ngờ về cách của đứa bạn em lắm nhưng nghĩ lại, dù sao bạn em cũng đã “sản xuất” 2 tập rồi, có kinh nghiệm lại là một nhân chứng sống. Hơn nữa, cách của bạn em cũng là một trong những cách dân gian, không có hại gì nên em đã thử áp dụng.

Không biết do cơ địa em tốt nữa hay là do cách của bạn em hiệu quả thật nhưng em áp dụng thấy mình sinh dễ dàng lắm các mẹ ạ. Thấy có nhiều mẹ cũng khổ sở vì ám ảnh sinh nở giống như em nên em mạo muội chia sẻ kinh nghiệm mà em được đứa bạn truyền lại, và em là “chuột bạch” để các mẹ thử áp dụng xem sao.

Kinh nghiệm của đứa bạn em rất đơn giản, đó là vào tháng cuối thai kỳ các mẹ hãy tích cực ăn rau mồng tơi. Theo em tìm hiểu thì trong Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng đã nói mồng tơi có tác dụng hoạt thai làm dễ đẻ. Ngoài ra, bạn em dặn để giúp cổ tử cung mở nhanh thì em nên áp dụng phương pháp dân gian là uống nước lá tía tô. Đó là đến lúc thấy cơn đau chuyển dạ thì lấy nước lá tía tô đun sôi để uống. Áp dụng phương pháp này của bạn em thấy chuyện sinh đẻ của mình quả dễ dàng thật. Em chỉ mất có 2 tiếng từ lúc đau đẻ đến khi con chào đời thôi. Các mẹ bầu nếu muốn sinh thường dễ hãy thử chiêu này của em nhé.

Thêm thông tin nữa cho các mẹ là rau mồng tơi cũng là một lựa chọn lý tưởng cho các mẹ bầu ít sữa. Bởi trong rau mồng tơi có chứa vitamin A, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt rất tốt cho thai phụ…

Món ăn nấu từ mùng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt và giảm chứng táo bón sau sinh. Vì thế, sau sinh các mẹ vẫn nên tiếp tục tích cực ăn rau mồng tơi nhé."

10 CÁCH GIÚP SỮA MAU VỀ SAU KHI SINH

Thông thường tình trạng chậm sữa sau sinh chủ yếu do cơ thể của mẹ quá mệt và mẹ không biết cách làm sữa nhanh về, hoặc có một số vấn đề nhỏ ở đầu ti cần kích thích.

Thực tế, sữa của mẹ đã có sẵn từ những tháng cuối thai kỳ và khi bé chào đời, chỉ cần massage đúng cách là sữa sẽ ra ngay trong vài tiếng sau khi sinh.

CÁC VIỆC CẦN LÀM GIÚP SỮA MAU VỀ

CHO CON BÚ NGAY
(Trong vòng từ 2-4 tiếng với mẹ sinh thường, trong vòng 8 - 12 tiếng với mẹ sinh mổ)
Muốn sữa về nhanh, ngay sau khi mẹ và con vệ sinh xong (con được trả về với mẹ), nên cho con bú ngay dù lúc này bầu vú đang rất mềm, có rất ít sữa hoặc chưa có sữa. Động tác mút ti của bé sẽ kích thích các tuyến sữa tiết ra hơn.

XOA BÓP BẦU NGỰC
Lúc mới sinh sữa chưa về, mẹ dùng tay xoa bóp bầu ngực mỗi bên chừng 10p (có thể nhờ anh xã hay ai đó nhồi xung quanh bầu vú). Lưu ý: lực càng mạnh càng thông được nhiều tia sữa, sau 20-30 phút, bóp đầu ti sẽ thấy sữa tiết ra.

DÙNG MÁY HÚT SỮA - ĐỂ HỖ TRỢ
Với mẹ đang ít sữa, sau khi cho con bú mẹ nên dùng máy để hút tiếp sữa (với mẹ đang ít sữa). Dù không ra sữa cũng phải hút ít nhất 5 phút mỗi bên (từng đợt) để kích thích về đợt tiếp theo, đồng thời tạo nhu cầu cho não hoạt động tạo thêm sữa.
Do não bộ thấy thiếu sữa thì mới tạo thêm, còn thấy đủ thì vẫn duy trì lượng sữa cũ. Như thế mẹ sẽ không bị mất sữa và giúp duy trì nguồn sữa mẹ lâu dài. Khi vắt sữa, bầu sữa trống sẽ kích thích tuyến yên tiết ra chất prolactin, giúp việc tạo sữa nhiều hơn.

Lưu ý: Có rất nhiều loại máy hút sữa. Để tránh việc chọn không kỹ khiến tác dụng kém, hoặc không dùng được, nên tìm hiểu và hỏi cách sử dụng các loại máy hút sữa vài tuần trước khi sinh. Máy hút sữa rất cần thiết cho những mẹ sinh mổ, có thể sử dụng để nhanh có sữa sau sinh.

NHỜ BỐ TI HỘ
Nếu sau khi sinh, mẹ đã áp dụng các hình thức trên mà sữa vẫn chậm về thì cần nhờ bố ti hộ trong vòng 5-10 phút. Lực mút của bé trong 1, 2 ngày đầu rất yếu, sẽ hạn chế việc kích thích tuyến sữa tiết ra sữa em. Cách này sẽ giúp sữa nhanh về rất nhiều.

TINH THẦN THOẢI MÁI (quan trọng nhất nha các mẹ)
Các mẹ phải tin rằng, không bà mẹ nào thiếu sữa cả, dù ngực to hay nhỏ. Chắc chắn từ từ, cho bé bú thường xuyên sẽ đủ sữa cho bé nên mẹ cần tránh căng thẳng, ăn ngủ đầy đủ. Trạng thái tinh thần và tâm lý của người mẹ ảnh hưởng đến quá trình và khả năng bài tiết sữa. Vì vậy sau khi sinh, mẹ cần được nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, giữ tinh thân thoải mái và tâm lý ổn định. Nhiều khi sự lo lắng, stress hay mất ngủ thường xuyên chính là thủ phạm gây nên hiện tượng mất sữa.

CHO CON BÚ ĐỀU 2 BÊN
Theo cơ chế tiết sữa, bầu vú trống sẽ kích thích tuyến yên tiết protaclin và sẽ tiết sữa. Nếu cho bé bú không đồng đều thì bên ngực thường xuyên cho bú sẽ nhiều sữa hơn. Nhiều bà mẹ thường cho con bú bên tay thuận, nên bầu ngực phía ấy sẽ nhiều sữa hơn. Để khắc phục, bạn nên cho con bú đều cả hai bên. Nếu bé không bú bên kia thì sau khi cho bú một bên, nên vắt sữa bên còn lại để kích thích việc tạo sữa.

BÚ CỮ ĐÊM
Mẹ không nên bỏ qua cữ bú đêm vì mức prolactin lúc này cao hơn ban ngày. Thêm vào đó, mẹ đang ở trạng thái buồn ngủ và thư giãn, nên lượng sữa tiết ra cũng nhiều hơn. Những yếu tố đó giúp cho cữ bú sữa đêm rất có ích cho việc làm tăng lượng sữa. Hãy uống một ly nước đầy trước khi đi ngủ.

ĐẢM BẢO UỐNG ĐỦ NƯỚC
Theo các bác sĩ, trong sữa mẹ có đến 90% là nước. Thế nên muốn có nhiều sữa, mẹ phải uống thật nhiều nước (cả sữa ấm), nhất là trước khi cho con bú. Không ít bà mẹ xem thường điều này. Thế nhưng giữa các cữ vắt sữa nếu bạn uống ít nước thì sữa sẽ ra rất ít. Mỗi ngày uống khoảng 2 lít nước là mẹ có thể cho ra đến khoảng 1,5 lít sữa.
Mách nhỏ: Trước khi cho con bú khoảng 20 p, mẹ nên uống 1 ly nước ấm thật đầy (khoảng 300ml).

DINH DƯỠNG ĐẦY ĐỦ
Thật ra, mẹ không cần phải ăn gấp đôi bình thường, chỉ cần ăn hơn lúc trước khi có bầu khoảng 30%. Đặc biệt các bà mẹ phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng gồm đường, đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng. Có 2 loại thuốc cần bổ sung là sắt và và calcium trong suốt thời gian cho con bú. Ngoài ra mẹ nên uống thêm sữa, ăn thêm trái cây, rau để giúp nguồn sữa mẹ luôn dồi dào và đầy đủ dưỡng chất.

BÍ QUYẾT GIÚP SỮA MAU VỀ VỚI NƯỚC LÁ MÍT NON
“Các cụ xưa dậy nếu đẻ con trai thì dùng 7 lá còn đẻ con gái thì dùng 9 lá mít cho vào nước đun sôi rồi dùng nước chải đều lên bầu ngực. Đẻ con trai thì chải 7 lần, đẻ con gái thì chải 9 lần. Cách này sẽ giúp sữa về ào ạt như nhựa mít.”
Dùng khăn sữa của bé giặt vào nước lá mít rồi lau đầu ti, sẽ giúp lấy đi các cặn bẩn bám lâu ngày trên đầu ti, giữa các đầu tia sữa, giúp thông tia sữa dễ dàng.

Sau đó, uống ngay nước lá mít non thay nước trong vài giờ ngày đầu sau, uống càng nhiều càng tốt. Chỉ sau vài giờ sau đó, sữa sẽ bắt đầu về. Bầu ngực sẽ căng cứng hơn, dùng tay nặn thì thấy một vài giọt sữa non trong và hơi vàng. Khi thấy như vậy thì mẹ cần cho con ti ngay. Sau khi con ti chừng 1 giờ, mẹ lại dùng tay xoa bóp mạnh bầu ngực cho sữa mới về nhanh hơn và nhiều hơn.
Các ngày sau vẫn tiếp tục nấu nước lá mít để uống và rửa đầu ti. Nước lá mít giúp tăng tiết sữa và thông mạch sữa hiệu quả nhất với phụ nữ vừa sinh xong. Nên uống nước lá mít liên tục từ 2-4 tuần tùy theo tình hình sữa mẹ về nhiều hay ít.

Cách nấu nước lá mít để uống: Lá mít non khoảng 300 gram, rửa
sạch cho vào 2 lít nước, đun còn khoảng 1,5 lít uống hàng ngày.
Dùng nước ấy để lau ngực và đầu ti luôn, nước ấm sẽ giúp kích
thích mạch sữa.

Trẻ nôn vọt đau đầu, coi chừng viêm não, viêm màng não

Khi trẻ có dấu hiệu sốt, đau đầu, nôn vọt, dùng thuốc hạ sốt đáp ứng hạ sốt, giảm đau đầu rất ít, cha mẹ cần đưa trẻ đến viện vì đó có thể là những dấu hiệu của viêm não, viêm màng não.

Trẻ nôn vọt đau đầu, coi chừng viêm não, viêm màng não
Ảnh: H.Hải

BS Trương Văn Quý, khoa Nhi (BV Nhi Bạch Mai) cho biết, đêm 15/5, kíp trực đã tiếp nhận gần như cùng lúc 3 bệnh nhân đều với biểu hiện sốt cao, nôn vọt, đau đầu.
 
Bệnh nhi 10 tuổi (Hà Nội) được gia đình đưa đến viện sau hai ngày sốt cao trên 39 độ và có nôn vọt, đau đầu. Đánh giá thể trạng bệnh nhi mệt, có các biểu hiện sốt cao, đau đầu, nôn vọt, có nhiều biểu hiện thực thể về hội chứng màng não (như cứng gáy, kích thích màng não…). Kết quả chọc dịch não tủy của bệnh nhân cho thấy bệnh nhi bị viêm màng não.
Một bệnh nhân khác là bé trai 6 tuổi cũng vào viện trong tình trạng sốt, nôn, đau đầu. Theo gia đình bệnh nhân, vì nghĩ con sốt vi rút nên để theo dõi tại nhà. Nhưng khi thấy con nôn liên tục, kêu đau đầu dữ dội đã phải vội đưa con vào viện ngay trong đêm.
 
Ngay trong sáng 16/5, một bé trai 5 tuổi cũng phải nhập viện theo dõi tình trạng viêm não, viêm màng não do có những biểu hiện tương tự.
 
ThS.BS Nguyễn Thành Nam, Phó trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, theo đặc điểm dịch tễ, thời tiết bắt đầu nắng nóng là xuất hiện bệnh nhi viêm não, viêm màng não. Đến nay khoa đã tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhi với hội chứng này.
 
“Các bệnh nhi này đều được gia đình đưa vào viện với những triệu chứng đau đầu, buồn nôn, sốt cao. Những triệu chứng này rất dễ nhầm lần với những bệnh lý viêm đường hô hấp, sốt vi rút khác, vì vậy việc theo dõi trẻ là rất quan trọng. Trên cơ sở theo dõi trẻ, với những trẻ nghi ngờ, có dấu hiệu bác sĩ sẽ chỉ định chọc dịch não tủy để xác định bệnh nhi có bị viêm màng não hay không để kịp thời có phương pháp điều trị thích hợp", BS Nam nói.
 
Thân nhân bệnh nhi có một tâm lý chung, đó là khi bác sĩ chỉ định nhập viện theo dõi viêm não, viêm màng não đều rất hoang mang lo lắng. Nhiều gia đình băn khoăn trước chỉ định chọc dịch não tủy vì sợ ảnh hưởng đến não trẻ.
 
Thực tế, đây là xét nghiệm mang tính quyết định để xác định bệnh nhân viêm não hay không, do tác nhân vi rút hay vi khuẩn. Việc phân biệt, xác định nguyên nhân là yếu tố căn bản quyết định đến hướng điều trị cho bệnh nhân.
 
BS Nam cho biết, khi có những triệu chứng của viêm não, viêm màng não, việc khám lâm sàng không thể xác định được nguyên nhân do vi rút hay vi khuẩn mà buộc phải tiến hành chọc dịch não tủy để xác định nguyên nhân. Nếu bỏ qua chẩn đoán này rất nguy hiểm, bởi trẻ hoàn toàn có thể bị viêm màng não, viêm não do vi khuẩn. Với thể viêm não, màng não do vi khuẩn, chỉ sau một đến hai ngày bị viêm não, bệnh đã có thể chuyển sang giai đoạn nặng hơn khiến não bị tổn thương, nguy cơ tử vong rất cao. Nếu cứu được cũng sẽ để lại những di chứng nặng nề về thần kinh”, BS Nam nói.
 
Theo đó, cha mẹ nên yên tâm cho con thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Bởi chọc thắt lưng lấy dịch não tuỷ (chọc dịch não tuỷ) xét nghiệm là một phương pháp đơn giản, hầu như không có biến chứng nhưng lại cho kết quả chính xác bệnh nhân bị viêm màng não do vi rút hay do vi khuẩn.
 
Viêm não, màng não do vi rút, vi khuẩn không có dấu hiệu điển hình mà biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, tùy từng độ tuổi. Thường bệnh nhân có những triệu chứng giống với các bệnh viêm đường hô hấp khác như sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn vọt hay có những trẻ cũng không biểu hiện những triệu chứng đó. Vì thế, ở thầy điểm này, khi trẻ có bất cứ triệu chứng nào giống như cảm cúm, sốt, sổ mũi, đặc biệt là kêu đau đầu và nôn, sốt cao mà việc dùng thuốc hạ sốt không mang nhiều hiệu quả giảm sốt, giảm đau; triệu chứng buồn nôn, nôn không liên quan đến bữa ăn thì cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị sớm, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho bé. Bác sĩ cần theo dõi bệnh nhi, khám thực thể xem trẻ có bị cứng cổ, cứng gáy, cứng cơ toàn thân không… để quyết định chọc dịch não tủy chẩn đoán xác định.
 
Theo Cục Y tế dự phòng, đến nay bệnh viêm não vi rút cũng xuất hiện ở nhiều địa phương với 191 ca viêm não vi rút được ghi nhận từ đầu năm đến nay, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, 3 tử vong.

Tuyệt đối không rung lắc trẻ dưới 2 tuổi

Kèm theo sự tung lắc, xốc trẻ khi chơi đùa là tiếng cười như nắc nẻ ngộ nghĩnh của bé. Tuy nhiên, hãy dừng lại ngay! Vì điều này rất nguy hiểm cho não, có thể để lại những di chứng nặng nề, thậm chí tử vong...

 
 
Tổn thương não

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Phúc, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, đa số hội chứng rung lắc gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, trong đó, tỉ lệ mắc hội chứng lắc xảy ra cao nhất ở trẻ nhũ nhi (0-6 tháng tuổi). Ở trẻ sơ sinh, kích thước đầu và trọng lượng chiếm khoảng 1-4 so với toàn cơ thể. Trong đầu, có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển.

Não của trẻ khá mềm với màng não mỏng. Khối cơ của cổ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu, nên khi bị rung lắc sẽ có khuynh hướng gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không kiểm soát được.

Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sự di chuyển đồng bộ và gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm dập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não. Các tĩnh mạch lớn dọc theo phía ngoài não cũng mỏng manh và dễ rách, gây chảy máu, máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, dưới màng nhện, tăng áp lực nội sọ.

Những tổn thương này có thể là vĩnh viễn

Hậu quả có thể còn nặng nề hơn nếu đầu trẻ va cham mạnh vào một bề mặt nào đó như tường, sàn nhà hay giường. Khi đó, trẻ bị dừng lại đột ngột bởi một va chạm mạnh, hậu quả là não sẽ bị xoắn vặn trong hộp sọ dẫn đến tình trạng các mạch máu và thần kinh của não bị vỡ, các mô não bị xé ra gây xuất huyết não, phù não, tăng áp lực nội sọ.

Các nghiên cứu cho thấy, những tổn thương có thể xảy ra chỉ với 5 giây rung lắc. Rung lắc mạnh có thể gây ra những tổn thương não vĩnh viễn. Trường hợp rất nặng có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân từ sự vô tình

Có thể bạn sẽ giật mình khi biết nguyên nhân mà đôi khi chính bạn cũng đã đang vô tình sử dụng với trẻ trong khi chăm sóc và chơi đùa. Không kìm nén được cơn tức giận khi trẻ khóc hay quấy, nhiều bậc cha mẹ mất tự chủ hoặc có thói quen sốc trẻ lên cao hoặc lắc dữ dội để thoả cơn giận.
  
Các ông bố có khuynh hướng hay biểu hiện sự yêu thương con bằng cách lắc trẻ hoặc tung lên rồi bắt lấy hay trò chơi “nhong nhong ngựa ông đã về” để trẻ lên chân rồi lắc. Việc ru cho trẻ ngủ bằng cách lắc lắc, đu đưa trên tay cũng có thể nguy hiểm. Hoặc trẻ ở tư thế đứng khi đi đường xe xóc, khiến trẻ gập tới gập lui.

Khó phát hiện

Vì triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với một số tình trạng khác như nhiễm siêu vi, rối loạn tiêu hóa...nên khó phát hiện, nhất là những trường hợp nhẹ, thường bị bỏ qua.

Trẻ thường có các biểu hiện sau: Quấy khóc nhiều, bỏ ăn hay bỏ bú, ói, ngủ lịm, gương mặt không cảm xúc, không chịu cười đùa, trương lực cơ kém (cơ nhẽo), da xanh tái, nhìn thấy rõ nhất vùng trán. Ở thể nhẹ này, ít cha mẹ nào nghĩ rằng con mình bệnh mà đưa đến bác sĩ khám. Và điều nguy hiểm cũng chính ở điểm này, vì không biết nên càng rung lắc khiến trẻ tổn thương nặng hơn.

Nặng hơn là khó thở, ngừng thở hoặc co giật. Những dấu hiệu cho thấy chấn thương cổ, sưng nề, cứng cổ, nghẹo về một bên, khó quay. Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu này và có kèm theo tình trạng hay lắc trẻ, bạn hãy nghĩ đến ngay đến hội chứng này, hãy đưa đến bác sĩ thăm khám và tư vấn thích hợp.

Đừng xem thường cái lắc

Để phòng ngừa những nguy hiểm do hội chứng này, Bác sĩ Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương khuyến cáo, tuyệt đối không được đung đưa mạnh đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 0-6 tháng. Bởi những tổn thương không chỉ xảy ra trong thời điểm hiện tại mà có thể ảnh hưởng về lâu dài.

Các bậc cha mẹ cũng không nên có những động tác làm thay đổi từ thế trẻ nhanh đột ngột như: Trẻ đang năm được bế thốc dậy, nhấc bổng trẻ lên cao, xốc nách nhấc trẻ lên cao rồi hạ xuống. Đặc biệt, khi trẻ quấy khóc hoặc làm một việc gì đó không vừa lòng, người lớn không nên tát, đánh vào đầu trẻ.

Khi di chuyển trẻ, hãy giữ cổ ở tư thế tương đối cố định. Không ôm giữ trẻ khi cãi cọ. Khi trẻ khóc kéo dài không dỗ được cần phải kiểm tra kỹ nguyên nhân, không nên bỏ qua chi tiết này. Những bậc ông bà của trẻ cũng không nên vì qúa yêu trẻ mà rung lắc hay tạo áp lực cho cha mẹ của trẻ khi trẻ khóc nhiều.

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Lấy lại vòng 2 sau sinh bằng bí quyết dân gian

Do mẹ phải nạp nhiều năng lượng để nuôi bé trong thời gian mang thai, sau khi sinh xong vòng 2 vẫn còn những ngấn mỡ thừa. Những ngày sau sinh người mẹ lại chưa thể vận động nhiều, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là những người mẹ sanh mổ. Vậy giải pháp cho vòng 2 là gì?

Sau thời gian vòng bụng cũng sẽ trở lại như cũ, nhưng để nhanh hơn, nhiều mẹ đã áp dụng những phương thức giảm mỡ bụng theo bí quyết dân gian để lấy lại vòng eo thuở nào. Tuy nhiên có phải bí quyết dân gian nào cũng hiệu quả?


Vòng eo mơ ước của các chị em sau sinh. 

Rượu gừng



Mẹ nên làm hỗn hợp rượu gừng này trước khi sinh bé ít nhất 1 tháng. Giã nhuyễn 1 kg gừng tươi và 1 lít rượu trắng (tỉ lệ 1:1). Ngâm chừng 1 tháng thì lấy hỗn hợp này thoa lên bụng và mát xa hàng ngày. Có thể chỉ thoa rượu không hoặc đắp thêm bã gừng có trong rượu.

Dùng lâu ngày, cách này sẽ giúp vòng bụng trở nên săn, gọn gàng nhanh chóng. Chị em cũng có thể cho thêm nghệ vào hỗn hợp để làm sáng lại vùng da bụng sau sinh.

Ý kiến của chuyên gia: Không chỉ có tác dụng cầm máu, chất Gingerol có trong tinh dầu gừng còn làm nóng vùng bụng, giúp tiêu mỡ cục bộ vùng bụng của sản phụ. Rượu như “chất dẫn” tinh dầu gừng thấm vào vùng mỡ dưới da làm tăng phân hủy mỡ nơi này.


Muối hột rang
Theo kinh nghiệm của một số sản phụ, họ đã dùng muối hột rang nóng đắp lên vùng bụng mỗi ngày để lấy lại vùng bụng săn gọn thuở nào.
Cách làm: Muối hột khoảng 1 kg rang nóng, cho muối vào một túi vải dày hoặc một chiếc khăn và đắp lên vùng bụng. Kiên trì áp dụng cách này hàng ngày sau sinh bạn sẽ thấy hiệu quả thật bất ngờ.

Ý kiến của chuyên gia: Thể trạng của sản phụ sau khi sinh là “hàn”, tức lạnh; vì vậy, việc dùng bất kỳ thứ gì làm “ấm” vùng bụng đều tốt cả. Muối rang là một trong những biện pháp tốt thay thế cho việc nằm than.
Muối hột – gừng
Cách làm: 1kg gừng giã nát, 1kg muối hột trộn đều, rang lên cho khô. Chờ hỗn hợp bớt nóng cho vào một cái túi vải (hoặc khăn) rồi đắp lên vùng bụng. Kiên trì làm hàng ngày và nhiều lần da sẽ săn gọn lại. Phương pháp này có thể áp dụng với cả người sinh mổ và người sinh thường. Tuy nhiên, với người sinh mổ khi đắp nên tránh chỗ vết thương.
Ý kiến của chuyên gia:
Gừng theo Đông y vị cay, khí ôn, tính đại nhiệt, không có chất độc. Gừng sống gọi là sinh khương, gừng khô đã chế biến gọi là can khương: Là vị thuốc tính ấm, không độc, chữa được các bệnh hư nhiệt, phong hàn, đau bụng, thất huyết, trừ tà khí… (đã có văn bản ghi trong Nam dược thần hiệu). Gừng có tác dụng cầm máu nên khi đắp gừng trên da cùng muối hột đã rang thì mạch tử cung co hồi nhanh, ra huyết ít, mạch máu vùng bụng cũng co lại làm phần bụng rỗng ra sau khi sinh nhỏ dần đi.

Muối – ngải cứu
Cách làm: 1 bó ngải cứu xao vàng, 1 kg muối hột rang trộn đều, cho vào túi vải chườm bụng khi còn nóng. Mỗi ngày chườm 1 – 2 lần sẽ có tác dụng rất tốt.

Nịt bụng
Kinh nghiệm từ các bà các mẹ đã dạy cho các sản phụ cách nịt bụng để giảm béo mà không tốn nhiều chi phí.

Cách làm: Dùng bất cứ khăn, vải, áo nào có đủ độ dài quấn quanh vùng bụng. Quấn thành nhiều vòng và theo quy tắc vòng sau quấn chặt hơn vòng trước. Áp dụng phương pháp này hàng ngày thì sau ngày “hết phong long” (tức 3 tháng 10 ngày), chị em sản phụ sẽ có một vòng bụng như thời còn “con gái”. Tuy nhiên hiện nay đã có nhiều sản phẩm nịt bụng có mặt trên thị trường để giúp chị em làm đẹp giản tiện hơn.



Ý kiến của chuyên gia:
Ngoài phương pháp nịt bụng thì phương pháp tốt hơn là nên đứng dậy đi lại, khi đi thì nên đi chậm, nhẹ nhàng. Hơn nữa, vận động sớm bằng cách đi lại nhẹ nhàng sẽ làm tử cung co hồi tốt, đẩy sản dịch ra ngòai nhanh hơn. Nhiều chị lấy lý do sinh mổ cứ nằm mãi trên giường là không nên. Ngoài ra, cũng đừng sợ vết mổ sẽ bung vì các bác sỹ đã khâu vết mổ tới 3 lớp và sau 10 ngày là lành, có thể cắt chỉ rồi.




Đối phó với cơn đau trong quá trình sinh nở

Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.

Cũng có vài trường hợp chuyển dạ ít đau, nhưng tốt hơn hết là nên có sẵn kế hoạch để đối phó với cơn đau cho bản thân. Chuẩn bị kế hoạch để giảm đau là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo rằng bạn sẽ giữ bình tĩnh và có thể ứng phó với cơn đau khi thời điểm sinh nở đến.


Đau trong quá trình chuyển dạ và sinh nở

Đau khi chuyển dạ được gây ra bởi sự co thắt cơ tử cung và áp lực đè lên cổ tử cung. Cơn đau này có thể được cảm nhận như những cơn co thắt mạnh ở bụng, háng, và lưng, cũng như cảm giác đau nhức. Một số phụ nữ bị đau ở hai bên hông hoặc đùi.

Các nguyên nhân khác gây đau trong quá trình chuyển dạ bao gồm áp lực lên bàng quang và vùng tầng sinh môn do đầu của thai nhi, và do đường sinh dục cũng như âm đạo bị kéo căng.

Đau trong quá trình chuyển dạ khác nhau ở mỗi phụ nữ. Mặc dù chuyển dạ thường được coi là một trong những sự kiện gây đau nhất mà con người từng trải qua, cơn đau này rất khác nhau ở mỗi phụ nữ, thậm chí là ở mỗi lần sinh nở khác nhau. Mỗi phụ nữ sẽ có những trải nghiệm khác nhau về cơn đau, với một số người, nó có thể giống như đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt, với một số khác, cơn đau có thể giống như khi chịu một áp lực nặng nề, hoặc những cơn co thắt rất mạnh như đau bụng khi bị tiêu chảy.

Không những chính các cơn co thắt làm cho sản phụ cảm thấy đau nhất, mà điều chính yếu là do những cơn co thắt này lặp đi lặp lại liên tục và càng lúc thời gian để thư giãn giữa các cơn co thắt càng trở nên ít hơn.
Chuẩn bị cho cơn đau

Để giảm đau trong quá trình chuyển dạ, đây là một số điều bạn có thể bắt đầu thực hiện trước hoặc trong quá trình mang thai:
Tập thể dục thường xuyên và hợp lý (với sự đồng ý của các bác sỹ) có thể giúp cơ bắp chắc khỏe hơn và chuẩn bị cho cơ thể sẵn sàng với những căng thẳng lúc chuyển dạ. Tập thể dục cũng có thể làm tăng sức chịu đựng của bạn, điều này sẽ rất có lợi nếu quá trình chuyển dạ của bạn kéo dài. Điều quan trọng cần nhớ là không nên tập luyện quá sức, dù với hình thức tập luyện nào - và điều này đặc biệt đúng khi bạn đang mang thai. Hãy thảo luận với bác sỹ để có những bài tập an toàn.

Nếu vợ chồng bạn tham dự các lớp tập huấn trước sinh, các bạn sẽ được học những kỹ thuật khác nhau để kiểm soát cơn đau. Từ những bài học trực quan đến các bài tập căng cơ giúp hỗ trợ các cơ nâng đỡ tử cung. Có hai triết lý thường được áp dụng ở Hoa Kỳ hiện nay là kỹ thuật Lamaze và phương pháp Bradley.
Kỹ thuật Lamaze

Kỹ thuật Lamaze là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất ở Hoa Kỳ. Triết lý Lamaze cho rằng sinh nở là một quá trình bình thường, tự nhiên và khỏe mạnh; phụ nữ nên được trao quyền để tiếp cận với nó một cách tự tin nhất. Các lớp Lamaze hướng dẫn phụ nữ một số cách để giảm đau, chẳng hạn như thông qua các kỹ thuật thư giãn, các bài tập thở, gây giảm chú ý, hoặc nhờ người hỗ trợ massage. Phương pháp Lamaze có quan điểm trung lập về việc dùng thuốc giảm đau, nó khuyến khích sản phụ tự đưa ra quyết định về việc dùng thuốc, tùy theo quan điểm của bản thân họ.
Phương pháp Bradley (còn gọi là "Husband-Coached Birth")

Phương pháp này chú trọng cách tiếp cận tự nhiên để sinh và sự tham gia tích cực của cha đứa bé là người hỗ trợ lúc sinh. Mục tiêu chính của phương pháp này là tránh các loại thuốc nếu không thật sự cần thiết. Phương pháp Bradley cũng tập trung vào việc cung cấp dinh dưỡng tốt và tập thể dục trong thời gian mang thai và các kỹ thuật thư giãn và hít thở sâu, như là một phương pháp để ứng phó với chuyển dạ. Mặc dù Bradley nhấn mạnh kinh nghiệm sinh đẻ mà không có thuốc giảm đau, các lớp tập huấn cũng chuẩn bị cho phụ huynh về các biến chứng hoặc tình huống bất ngờ, giống như trường hợp mổ lấy thai khẩn cấp.

Một số cách để kiểm soát đau trong quá trình chuyển dạ bao gồm:
Thôi miên
Yoga
Thiền
Đi bộ
Massage hoặc làm giảm áp lực
Thay đổi tư thế
Tắm bồn hoặc vòi sen
Nghe nhạc
Làm giảm chú ý của sản phụ bằng cách tự đếm hoặc thực hiện một hoạt động trí óc nhằm giữ cho tâm trí của bạn xao lãng

    Học cách mẹ đẻ thường không bị ‘rạch’

    Ăn những thực phẩm có chứa dầu và chất béo lành mạnh sẽ giúp da mẹ đàn hồi tốt và ngăn ngừa nguy cơ bị rạch.

    Các mẹ nên chọn những thực phẩm có chứa dầu và chất béo lành mạnh. Lý do là da sẽ hấp thu những dưỡng chất bạn ăn thông qua hệ tiêu hóa. Vì vậy nếu bạn đang ăn chất béo lành mạnh, da sẽ có thêm độ ẩm và độ đàn hồi. Các loại thực phẩm giàu Vitamin E giúp da tăng độ đàn hồi là mầm lúa mì và bơ.

    Kiểm soát tăng cân
    Việc đầu tiên mẹ bầu phải làm đó là đặc biệt chú ý đến cân nặng của mình. Các bà mẹ thường có ý nghĩ phải ăn điên cuồng trong thai kỳ, ăn hết sức mình để con có đủ chất, thế nhưng trên thực tế điều này không thực sự cần thiết. Khi mẹ tăng cân quá nhiều sẽ khiến nguy cơ bị rạch tầng sinh môn khi sinh nở sẽ cao.

    Em khuyên các mẹ trong 5 tháng đầu thai kỳ đừng quá chú ý đến việc tăng cân nhiều. Giai đoạn này chỉ cần tăng 2-3 kg là đủ. Đến tháng thứ 6, khi thai nhi cần nhiều năng lượng để phát triển thì mẹ nên chú ý hơn đến thực phẩm bổ sung vào cơ thể. Bà bầu nên tập trung vào thực phẩm chứa nhiều protein, hạn chế tinh bột để vẫn đủ chất cho con mà có thể kiểm soát được cân nặng. Cả thai kỳ, em chỉ tăng 12kg. Và nói thực em không hề mong con quá to đâu. Con em chào đời 3,1kg – như thế là em hài lòng. Và vì con có cân nặng vừa phải nên em sinh rất dễ nhé.



    Massage vùng chậu
    Massage vùng chậu không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn tăng độ đàn hồi bộ phận này nữa đấy các mẹ. Việc này nên được thực hiện từ 6-8 tuần trước ngày dự sinh (từ khoảng tuần 32-34) và phải thực hiện 5 phút mỗi ngày. Em đã đọc được kinh nghiệm này của một mẹ ở Malaysia là thực hiện theo, thấy hiệu quả đáng kể.

    Cách massage vùng chậu như sau:
    - Đổ một ít dầu tự nhiên (dầu dừa hoặc dầu olive – cả hai loại dầu này đều phổ biến, giá cả bình thường và ít gây dị ứng) ra một chiếc bát nhỏ.

    - Ngồi tựa lưng vào gối trên giường hoặc dựa tường sao cho thoải mái nhất. Chị em có thể ngồi trước gương để việc massage dễ dàng hơn trong những lần thực hiện đầu tiên. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được vị trí cần massage.

    - Nhúng ngón tay cái và trỏ vào bát dầu (yêu cầu phải cắt móng tay và rửa sạch sẽ trước khi thực hiện), sau đó xoa hai ngón tay vào nhau cho ấm lên rồi từ từ đưa vào âm đạo khoảng 5-6cm. Đặt ngón tay giữa khu vực âm đạo và trực tràng sau đó chà dầu vào bên trong của đáy chậu và thành âm đạo.

    - Duy trì áp lực trên ngón tay và trượt ngón tay dọc theo hai bên của âm đạo. Áp lực này sẽ làm căng mô âm đạo, các cơ bắp xung quanh âm đạo và vành ngoài của đáy chậu.

    Việc massage sẽ dễ dàng hơn nếu mẹ đặt một chân lên ghế. Massage vùng chậu 2-3 phút một ngày sẽ rất hiệu quả khi bạn sinh nở đấy. Tuy nhiên, các mẹ đừng cố tạo áp lực lên vùng chậu, hãy massage một cách thoải mái nhất nhé.

    Học cách thở theo phương pháp Lamaze
    Lamaze là một phương pháp làm giảm đau trong quá trình sinh con nhờ vào việc sử dụng chương trình hoat động tâm lý và thể chất. Nó bao gồm các kỹ thuật thở, thư giãn và liên tưởng. Kỹ thuật này cần phải được thực hành đầy đủ trong suốt thai kì vì khó mà đạt được chỉ trong một thời gian ngắn lúc chuyển dạ. Em đã theo học các lớp tiền sản và được dậy cách thở để hỗ trợ quá trình sinh nở được dễ dàng. Và đúng là hiệu quả lắm, khi cổ tử cung mở được 10 phân, bác sĩ yêu cầu rặn đẻ, em chỉ rặn 3 hơi là con chào đời, chẳng kịp để thời gian cho bác sĩ rạch đâu các mẹ ạ.

    Với những cách đơn giản này, em đã sinh con mà chẳng bị rạch tầng sinh môn. Em phục hồi rất nhanh sau ca sinh và chẳng chịu chút đau đớn gì. Các mẹ bầu có thể tham khảo cách cùa em để hết nỗi lo đi đẻ bị ‘rạch’ nhé!

    Siêu thực phẩm giúp mẹ giảm cân sau sinh

    Những huấn luyện viên hàng đầu luôn khuyên một chế độ ăn hợp lý bên cạnh những bài tập giảm cân. Ngoài việc ăn nhiều rau, trái cây và thịt nạc, những loại thực phẩm sau đây có liên quan trực tiếp đến việc giảm cân và mỡ thừa trong cơ thể.

    Hummus
    Hummus là một món ăn Trung Đông và Ả Rập làm từ đậu gà chickpea nấu chín nghiền nhuyễn trộn với xốt tahini, dầu ô liu, nước cốt chanh muối và tỏi. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Dinh dưỡng và thực phẩm cho thấy những người thường xuyên ăn loại đậu này có vòng eo trung bình nhỏ hơn 8% so với những người bình thường. Lý do được đưa ra là hummus có chứa nhiều protein satiating và chất xơ từ đậu chickpea.

    Những người thường xuyên ăn hummus có vòng eo trung bình nhỏ hơn 8% so với những người bình thường.

    Chocolate
    Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng, tiêu thụ chocolate nhiều có liên quan đến việc giảm béo bụng. Tác giả trong bài viết này không giải thích thêm về cơ chế tác động, nhưng những nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng các chất chống ôxy hoá trong chocolate đen giúp tăng cường trao đổi chất.


    Cám yến mạch
    Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ (American Journal of Clinical Nutrition), ăn yến mạch vào buổi sáng có thể giúp kiềm chế cơn đói của bạn.


    Trà
    Cũng theo Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ, chất catechin và caffeine có trong trà có thể giúp quá trình ôxy hoá chất béo trong cơ thể diễn ra nhanh hơn.

    Mận khô
    Gần đây các nhà nghiên cứu tại Đại học Liverpool (Anh) vừa công bố: Những người ăn một lượng mận khô phù hợp hằng ngày có xu hướng giảm cân nhanh hơn so với những người bình thường. Bởi trong mận khô có chứa nhiều chất xơ.

    Mận chứa nhiều chất xơ giúp giảm cân nhanh.
    Quả bơ
    Theo một bài viết trên Tạp chí Dinh dưỡng, một nửa trái bơ cho bữa trưa sẽ giúp bạn no đễn tối. Chất xơ, kali và chất béo lành mạnh trong các loại thực phẩm màu xanh lá có khả năng kiềm chế cảm giác thèm ăn.


    Đậu phộng/ bơ đậu phộng
    Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho thấy việc tiêu thụ đậu phộng hoặc bơ của nó có thể giúp kiểm soát cơn thèm ăn của bạn tới 12 giờ. Theo thí nghiệm, nồng độ hormone peptide YY cao có trong đậu phộng tạo cảm giác no sau khi ăn.








    Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

    10 trường hợp tuyệt đối không được cho trẻ bú

    Dưới đây là 10 trường hợp mẹ tuyệt đối không được cho trẻ bú sữa.

    Mẹ mắc phải các bệnh truyền nhiễm : Khi mẹ bị mắc phải các bệnh truyền nhiễm, ví dụ như viêm gan, viêm phổi, lao… thì tuyệt đối không được cho con búsữa mẹ để tránh nguy cơ bệnh lây lan sang con. Nhiễm HIV, viêm gan B, C. Những virus này có thể lây cho bé khi có sự cố viêm loét miệng, lợi ở bé

    Mẹ đang uống thuốc : Khi mẹ có triệu chứng như sốt, cảm lạnh và cần phải điều trị bằng thuốc thì không nên cho con bú vào thời điểm đó. Khi cho bé dùng sữa ngoài, nên chú ý đảm bảo đúng giờ để bé không bị đói.


    Mẹ bị bệnh tim, tiểu đường… :  Khi mẹ bị mắc bệnh tim, thận, tiểu đường, cần tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và xin lời khuyên của bác sĩ là có nên cho con bú hay không. Thông thường thì mẹ bị mắc các bệnh trên vẫn có thể cho con bú, tuy nhiên phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi thích hơp. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên rằng, khi bị mắc các bệnh trên thì tốt nhất là người mẹ nên rút ngắn thời gian cho con bú mà nên cai sữa sớm cho bé hoặc chuyển sang dùng sữa ngoài.

    Khi mẹ mắc một số bệnh cấp tính. Mẹ bị những bệnh cấp tính: cúm, tiêu chảy, sốt, quai bị… thì không cần cho trẻ bỏ bú hẳn mà chỉ cần cách ly trong vòng một hai ngày. Trong thời gian cách ly, đến giờ cho con bú thì vắt hay hút hết sữa trong vú ra rồi bỏ đi và mẹ cũng ăn nhẹ, uống nước như đã hướng dẫn để tuyến sữa vẫn làm việc đều. Khi cho trẻ bú lại người mẹ nhớ rửa sạch vú.

    Khi mẹ bị chứng bệnh động kinh : Khi cho con bú mà bị động kinh thì sẽ làm tổn thương đến con, rất nguy hiểm. Hơn nữa, trong sữa của những người mẹ này có chứa các vị thuốc như Luminal, Vilium, Phenytoin sodium…có thể gây nên những phản ứng không tốt đối với trẻ nhỏ, làm cho trẻ sinh ra các chứng bệnh: thèm ngủ, toàn thân nổi lên những nốt ban đen…

    Khi mẹ bị áp xe vú : Khi đó vú sẽ bị sưng tấy lên và ở trong đó có mủ. Áp xe vú ăn rất sâu nên mủ có thể lan đến tuyến sữa, do đó khi trẻ bú có thể bú cả sữa lẫn mủ apxe, rất có hại cho trẻ. Trường hợp này nên cho trẻ ăn tạm sữa ngoài, cháo sữa, bột sữa… chờ cho mẹ khỏi mới bú trở lại.

    Khi mẹ đang có thai 4 – 5 tháng : Lúc này sữa đã chuyển thành sữa đầu hay sữa non là loại sữa cho trẻ sơ sinh. Nếu cứ tiếp tục bú, trẻ sẽ chậm lớn, xanh xao. Lúc này thì mẹ cần cho trẻ thôi bú.

    Điều trị i-ốt phóng xạ :  Khi mẹ đang điều trị i-ốt phóng xạ, rất có thể i-ốt sẽ nhiễm vào sữa gây tổn hại tới chức năng tuyến giáp của bé. Bởi vậy, sau khi đã điều trị xong, người mẹ nên đi kiểm tra mức độ chất phóng xạ có trong sữa mẹ, nếu mức độ đó không gây ảnh hưởng thì mới tiếp tục cho con bú.


    Tiếp xúc với các chất hóa học hoặc thuốc trừ sâu : Bé có thể bị ngộ độc khi bú phải sữa mẹ có nhiễm những chất trên. Vì vậy, khi cho con bú thì tốt nhất người mẹ không nên tiếp xúc với những hoạt chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… và tránh xa môi trường độc hại.

    Sau khi vận động : Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ sản sinh ra axit lactic, sữa có chứa axit lactic sẽ bị chua và khiến bé chán ăn. Theo các xét nghiệm thì nhìn chung, ở chế độ luyện tập vừa phải, cơ thể vẫn sản sinh ra loại axit này. Do đó, người mẹ khi đang trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế vận động mạnh, và nghỉ ngơi sau khi tập thể dục rồi mới cho con ăn.