Đối với phần lớn các trường hợp thì ho, sổ mũi là biểu hiện thông thường của thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, hiện nay, thời tiết đã trở nên độc hơn lẫn với những thay đổi theo chiều hướng xấu của môi trường. Tình trạng sổ mũi kéo dài không những gây mệt mỏi cho bé mà còn dẫn đến những bệnh hô hấp nghiêm trọng. Ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của bé là không thể xem thường. Vậy các bậc phụ huynh cần làm gì để khắc phục tình trạng trên?
Nguyên nhân sổ mũi
Sổ mũi, nghẹt mũi dễ khiến trẻ khó thở, khò khè, bú khó… là do nhiều nguyên nhân như viêm họng, viêm mũi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, nặng hơn nữa là viêm phổi… Khi trẻ bị viêm mũi, việc vệ sinh mũi cho trẻ nếu không biết cách sẽ khiến thuốc khó ngấm vào, hiệu quả điều trị giảm đáng kể, thậm chí còn làm bệnh tái đi tái lại, kéo dài rất khó điều trị.
Sổ mũi kéo dài, nhất là khi có tình trạng “thò lò mũi xanh” có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy hiểm với trẻ vì do đặc điểm thể trạng, xoang trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa…
Khi thấy trẻ sổ mũi trên 3 ngày không khỏi, hoặc nước mũi đổi màu, cần đưa đến bác sỹ chuyên khoa để có thăm khám thích hợp. Không nên tự ý dùng kháng sinh.
Phương pháp điều trị
- Ngay khi trẻ có dấu hiệu bệnh, phụ huynh cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách vệ sinh môi trường xung quanh bé để tạo không gian thoáng, ấm, ít bụi bặm, không khói thuốc, khói bếp… Áp dụng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả), dễ tiêu (nấu nhừ, thay thịt bằng cá, tôm…) và chia làm nhiều lần. Ngoài ra có thể áp dụng các phương pháp dân gian trị cảm như dùng các loại lá tía tô, kinh giới, hành… thái nhỏ vào món cháo của trẻ (nếu trẻ có thể ăn được).
- Khi thấy trẻ chảy nước mũi thì nên rửa mũi cho con thường xuyên bằng nước muối sạch (để con nằm nghiêng, bơm xilanh nước muối vào lỗ mũi trên để cho nước muối chảy ra ở lỗ mũi dưới, rồi làm tiếp bên kia tương tự, bơm nhẹ tay và đều nếu trẻ còn nhỏ) và sử dụng các loại thuốc chống tắc mũi vào ban đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Với biểu hiện ho (khan hoặc có đờm), có thể hấp húng chanh/quất với mật ong cho trẻ uống và có thể cho trẻ dùng các loại siro có tác dụng trị cảm và ho.
- Nếu trẻ sốt cao, từ 38,5 độ trở lên thì dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn.
Như vậy, nếu trẻ ho, sốt, sổ mũi mà vẫn ăn, chơi bình thường thì không cần phải quá lo lắng, chỉ cần áp dụng các biện pháp kể trên trong thời gian nhát định. Còn nếu thấy các triệu chứng tăng nặng thì cần phải đưa trẻ đi khám ngay và tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong dùng kháng sinh để phòng các biến chứng sưng phổi, viêm đường hô hấp cấp…
Lưu ý trong dùng kháng sinh
Lưu ý trong dùng kháng sinh
Thuốc kháng sinh chỉ là giải pháp cuối cùng, bác sỹ sẽ chỉ định cho con bạn dùng thuốc kháng sinh khi xuất hiện sốt cao và sổ mũi không dứt sau hai tuần, hoặc – thay vì thuyên giảm, tình trạng sổ mũi càng nghiêm trọng hơn, nước mũi bắt đầu đặc quánh, chuyển sang màu xanh.
Phòng ngừa cho trẻ
Với những phụ huynh có kinh nghiệm, trẻ em ho, sốt, sổ mũi được xem là chuyện bình thường. Tuy nhiên, với người lần đầu làm cha mẹ, lo lắng, bất an khi bé rơi vào các tình huống trên là chuyện tất nhiên. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, dưới đây là những phương pháp giúp bé tránh rơi vào những triệu chứng trên:
Phòng ngừa cho trẻ
Với những phụ huynh có kinh nghiệm, trẻ em ho, sốt, sổ mũi được xem là chuyện bình thường. Tuy nhiên, với người lần đầu làm cha mẹ, lo lắng, bất an khi bé rơi vào các tình huống trên là chuyện tất nhiên. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, dưới đây là những phương pháp giúp bé tránh rơi vào những triệu chứng trên:
- Ngủ đủ: Nếu thường xuyên bị thiếu ngủ, hệ miễn dịch của bé có thể trở nên chậm chạp và uể oải, khó chiến thắng được vi khuẩn. Thực tế cho thấy 1/3 trẻ em hiện nay không được ngủ đủ thời gian cần thiết. Bé sơ sinh cần được ngủ khoảng 18 giờ/ngày, bé tuổi mẫu giáo từ 12 – 14 tiếng/ngày và bé tiểu học khoảng 11 tiếng/ngày.
- Rửa tay thường xuyên. Có 80% các loại bệnh nhiễm trùng lây qua tiếp xúc. Vì vậy, phụ huynh nên tạo cho bé thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.
- Giữ nhà cửa sạch sẽ. Khi một thành viên trong nhà bị bệnh, cần tăng cường giữ gìn vệ sinh để những thành viên khác không bị lây nhiễm. Việc này là một thử thách với các thành viên trong gia đình vì virus có thể sống được đến 2 giờ đồng hồ trên những vật dụng như ly, chén, khăn, bàn, điều khiển ti vi… Do đó, việc lau, rửa sạch đồ dùng ở những khu vực tiếp xúc thường xuyên với người bệnh rất quan trọng. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên hướng dẫn bé cách xì mũi, che miệng khi ho. Không dùng chung ly, chén bát, ly đánh răng… để tránh lây lan vi khuẩn.
- Rửa tay thường xuyên. Có 80% các loại bệnh nhiễm trùng lây qua tiếp xúc. Vì vậy, phụ huynh nên tạo cho bé thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.
- Giữ nhà cửa sạch sẽ. Khi một thành viên trong nhà bị bệnh, cần tăng cường giữ gìn vệ sinh để những thành viên khác không bị lây nhiễm. Việc này là một thử thách với các thành viên trong gia đình vì virus có thể sống được đến 2 giờ đồng hồ trên những vật dụng như ly, chén, khăn, bàn, điều khiển ti vi… Do đó, việc lau, rửa sạch đồ dùng ở những khu vực tiếp xúc thường xuyên với người bệnh rất quan trọng. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên hướng dẫn bé cách xì mũi, che miệng khi ho. Không dùng chung ly, chén bát, ly đánh răng… để tránh lây lan vi khuẩn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét