1. Mẹ bị stress trầm trọng
Thường xuyên có tâm trạng bất an, lo lắng, tức giận kéo dài trong thời kỳ mang thai có thể khiến cơ thể người mẹ tiết quá nhiều hormone tuyến thượng thận, sinh ra những chất có hại cho hệ thần kinh dẫn đến sinh non.
2. Bị viêm nhiễm đường sinh dục
Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu bị viêm nhiễm âm đạo (còn gọi là đường sinh dục dưới) sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi, thường gây sảy thai hoặc sinh non.
3. Cổ tử cung ngắn
Chiều dài nhỏ hơn 25mm được các bác sĩ xác định là cổ tử cung ngắn. Hiện tượng này có thể do bẩm sinh, kém phát triển hay do nạo phá thai, phẩu thuật cổ tử cung…
4. Có tiền sử sinh non
Nếu sinh bé đầu lòng thiếu tháng thì nguy cơ sinh non bé thứ hai của bạn sẽ cao gấp 3 lần so với các bà mẹ không có tiền sử sinh non.
Nếu sinh bé đầu lòng thiếu tháng thì nguy cơ sinh non bé thứ hai sẽ cao gấp 3 lần.
5. Bị nhiễm trùng ối
Nhiễm trùng trong tử cung là nguyên nhân chủ yếu gây ra tổn thương não cho thai nhi. Trong đó, nhiễm trùng ối rất dễ dẫn đến nhiễm trùng trong tử cung, đồng thời thường gây vỡ ối sớm và sinh non.
6. Yếu tố di truyền
Các nghiên cứu cho thấy sinh non và yếu tố di truyền có mối quan hệ nhất định. Nếu trong gia đình có người bị sinh non, đặc biệt là bà ngoại, mẹ hoặc em gái, bạn cần đề phòng nguy cơ sinh non khi mang thai.
7. Tử cung bất thường
Tử cung bất thường (dị dạng) có nhiều loại nhưng phổ biến hơn cả vẫn là trường hợp tử cung đôi. Phụ nữ có bị tử cung đôi thì nguy cơ sảy thai, sinh non cao tới 13 – 14%.
8. Thiếu vitamin B9
Một nghiên cứu tiến hành ở Pháp đã phát hiện ra rằng bổ sung vitamin B9 trước khi mang thai 1 năm sẽ giúp giảm 50% nguy cơ sinh non.Vậy Vitamin B9 là gì?
Vitamin B9 hay axít folic (Folate ) là một dạng vitamin bổ sung cho phụ nữ mang thai. Các công trình nghiên cứu khoa học đã cho thấy vai trò của loại vitamin này vô cùng quan trọng. Những phụ nữ có sử dụng hợp lý vitamin B9 trong 1 năm trước khi mang thai sẽ giảm được 70% nguy cơ sảy thai trong giai đoạn từ tuần thứ 20 - tuần thứ 28 và giảm 50% nguy cơ sinh non (tuần 28 - tuần thứ 32).
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam nghiên cứu thực hiện 2005 tại Hà Nội và Hải Dương cho thấy nhu cầu vitamin B9 ở thai phụ lại cao gấp 1,5 lần người bình thường. Nếu bổ sung 400mcg vitamin B9 /ngày đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và 600 mcg/ngày đối với phụ nữ đang mang thai có thể giảm được 50 - 70% nguy cơ khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi.
Nguồn thực phẩm chứa vitamin B9 nhiều là các loại rau lá có màu xanh đậm (súp lơ, rau cần, rau diếp), trái cây (cam, chuối tiêu), củ cải đường, các loại đậu, bánh ngũ cốc ăn sáng, mì ống, bột ngũ cốc, măng tây, đậu bắp, gạo, trứng, cá, gan động vật (bò, lợn, gà), nấm, men bia...
Nếu bạn muốn bổ sung vitamin B9 bằng đường uống, bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn về liều lượng cho phù hợp.
9. Ảnh hưởng của mùa trong năm
Một số nghiên cứu cho thấy tình trạng sinh non phổ biến nhất ở những phụ nữ thụ thai vào mùa xuân, và ít phổ biến nhất vào mùa hè. Nguyên nhân được cho là có liên quan đến những tác nhân gây dị ứng, viêm nhiễm do virus theo mùa, kết hợp những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng, mức tiếp xúc với ánh mặt trời v.v…
10. Các nguyên nhân khác
Ngoài những lý do đã nêu, sinh non còn do nhiều lý do khác như mẹ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, mang đa thai, ít nước ối, mang thai quá sớm (dưới 18 tuổi) hoặc mang thai từ 40 tuổi trở lên, nghiện ma túy, nghiện rượu, mang thai quá nhiều lần v.v…
Ngoài ra, làm việc quá sức, quan hệ tình dục quá đà, do biến đổi khí hậu, dùng thuốc an thai bừa bãi v.v… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuyển dạ sớm.
Nếu sinh bé đầu lòng thiếu tháng thì nguy cơ sinh non bé thứ hai của bạn sẽ cao gấp 3 lần so với các bà mẹ không có tiền sử sinh non.
Nếu sinh bé đầu lòng thiếu tháng thì nguy cơ sinh non bé thứ hai sẽ cao gấp 3 lần.
5. Bị nhiễm trùng ối
Nhiễm trùng trong tử cung là nguyên nhân chủ yếu gây ra tổn thương não cho thai nhi. Trong đó, nhiễm trùng ối rất dễ dẫn đến nhiễm trùng trong tử cung, đồng thời thường gây vỡ ối sớm và sinh non.
6. Yếu tố di truyền
Các nghiên cứu cho thấy sinh non và yếu tố di truyền có mối quan hệ nhất định. Nếu trong gia đình có người bị sinh non, đặc biệt là bà ngoại, mẹ hoặc em gái, bạn cần đề phòng nguy cơ sinh non khi mang thai.
7. Tử cung bất thường
Tử cung bất thường (dị dạng) có nhiều loại nhưng phổ biến hơn cả vẫn là trường hợp tử cung đôi. Phụ nữ có bị tử cung đôi thì nguy cơ sảy thai, sinh non cao tới 13 – 14%.
8. Thiếu vitamin B9
Một nghiên cứu tiến hành ở Pháp đã phát hiện ra rằng bổ sung vitamin B9 trước khi mang thai 1 năm sẽ giúp giảm 50% nguy cơ sinh non.Vậy Vitamin B9 là gì?
Vitamin B9 hay axít folic (Folate ) là một dạng vitamin bổ sung cho phụ nữ mang thai. Các công trình nghiên cứu khoa học đã cho thấy vai trò của loại vitamin này vô cùng quan trọng. Những phụ nữ có sử dụng hợp lý vitamin B9 trong 1 năm trước khi mang thai sẽ giảm được 70% nguy cơ sảy thai trong giai đoạn từ tuần thứ 20 - tuần thứ 28 và giảm 50% nguy cơ sinh non (tuần 28 - tuần thứ 32).
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam nghiên cứu thực hiện 2005 tại Hà Nội và Hải Dương cho thấy nhu cầu vitamin B9 ở thai phụ lại cao gấp 1,5 lần người bình thường. Nếu bổ sung 400mcg vitamin B9 /ngày đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và 600 mcg/ngày đối với phụ nữ đang mang thai có thể giảm được 50 - 70% nguy cơ khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi.
Nguồn thực phẩm chứa vitamin B9 nhiều là các loại rau lá có màu xanh đậm (súp lơ, rau cần, rau diếp), trái cây (cam, chuối tiêu), củ cải đường, các loại đậu, bánh ngũ cốc ăn sáng, mì ống, bột ngũ cốc, măng tây, đậu bắp, gạo, trứng, cá, gan động vật (bò, lợn, gà), nấm, men bia...
Vitamin B9 có nhiều trong các loại rau xanh đậm(ảnh minh họa)
Nếu bạn muốn bổ sung vitamin B9 bằng đường uống, bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn về liều lượng cho phù hợp.
9. Ảnh hưởng của mùa trong năm
Một số nghiên cứu cho thấy tình trạng sinh non phổ biến nhất ở những phụ nữ thụ thai vào mùa xuân, và ít phổ biến nhất vào mùa hè. Nguyên nhân được cho là có liên quan đến những tác nhân gây dị ứng, viêm nhiễm do virus theo mùa, kết hợp những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng, mức tiếp xúc với ánh mặt trời v.v…
10. Các nguyên nhân khác
Ngoài những lý do đã nêu, sinh non còn do nhiều lý do khác như mẹ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, mang đa thai, ít nước ối, mang thai quá sớm (dưới 18 tuổi) hoặc mang thai từ 40 tuổi trở lên, nghiện ma túy, nghiện rượu, mang thai quá nhiều lần v.v…
Ngoài ra, làm việc quá sức, quan hệ tình dục quá đà, do biến đổi khí hậu, dùng thuốc an thai bừa bãi v.v… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuyển dạ sớm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét