-----> kiến thức bà bầu
1. Cúi người
Sau 6 tháng, trọng lượng của thai nhi thường đè lên cột sống của mẹ, gây ra những cơn đau lưng rất khó chịu. Vì thế, tốt hơn cả là tránh những vận động cúi và chỉ hơi cúi nhẹ về phía trước. Tuy nhiên, trước đó cần hơi gập đầu gối lại để trọng lượng cơ thể dồn bớt vào chân.
2. Ngủ dậy
Các bà mẹ tương lai cảm thấy dễ chịu hơn cả khi ngủ nghiêng. Tuy nhiên, để trọng lượng cơ thể được chia đều, cần phải đặt giữa hai đầu gối một chiếc gối nhỏ. Nếu cảm thấy tê hoặc đau ở phần thận, bạn nên đặt thêm một chiếc gối nhỏ ở phần hông để tránh làm cho lưng bị cong.
Vài tháng đầu bạn vẫn có thể đứng dậy rất nhanh từ giường ngủ nhưng khi bụng đã to hơn bạn cần phải chuyển động từ từ để không làm căng các cơ ở bụng.
Nếu bạn nằm thẳng thì trước khi đứng dậy, cần phải chuyển sang nằm nghiêng, vai hơi hướng về phía trước, đầu gối thì gập lại. Sau đó chống khuỷu tay xuống, thả chân xuống dưới giường và ngồi dậy.
3. Đứng
Nếu tính chất công việc cần phải đứng lâu, máu và các chất lỏng sẽ bị ứ lại ở chân dẫn tới phù hoặc làm giãn tĩnh mạch. Khi đó, các bà mẹ trẻ cần phải nghỉ ngơi: thỉnh thoảng bạn nên ngồi xuống ghế, đặt chân lên một cái ghế thấp. Phương pháp này sẽ giúp máu lưu thống tốt hơn và lưng sẽ được thư giãn.
Nếu không được ngồi, bạn cần phải tìm cho mình một tư thế kết hợp cả những bài tập cho nhóm cơ. Ví như: bấm các ngón chân thật chặt, sau đó thả lỏng chúng; đứng kiễng chân và chuyển trọng lượng cơ thể từ chân này sang chân khác.
4. Ngồi
Khi ngồi, quan trọng là bạn phải được dựa lưng vào thành ghế. Nếu cần thiết, có thể đặt một chiếc gối nhỏ ở phần lưng.
Nếu phải ngồi làm việc, bạn nên dành một ít thời gian để đi lại. Đi lại giúp máu tuần hoàn tốt, tránh sự xuất hiện của bệnh trĩ. Nếu phải ngồi làm việc với máy tính nhiều, bạn nên nghỉ ngơi 1h một lần. khi mắc thì phải điều trị bệnh trĩ đúng cách
5. Đi
Đi bộ rất cần thiết cho các bà bầu. Đi bộ làm các cơ ở chân khỏe hơn, các cơ vòm bụng săn chắc hơn, đồng thời hạn chế bớt nguy cơ làm biến dạng các ven.
Tuy nhiên, khi cảm thấy mệt, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 5 – 10 phút. Khi đi bộ, cần phải đi giầy thấp và vừa chân.
Khi đi xe đường dài, bạn không nên ngồi một chỗ quá lâu. Bạn cần phải đứng một chút để kích thích tuần hoàn máu.
Nếu đi xe buýt, bạn nên ngồi và chỉ đứng dậy khi xe đã dừng lại hoàn toàn để tránh xe buýt phanh đột ngột khiến bạn mất cân bằng và ngã. Đừng ngại đề nghị người khác nhường chỗ cho mình vì sức khoẻ của bản thân và của em bé.
Tư thế ngồi khi đi xe buýt: ngồi thẳng, ngả người ra phía sau. Nếu mệt, bạn nên dừng lại và xoa bóp chân.
4. Ngồi
Khi ngồi, quan trọng là bạn phải được dựa lưng vào thành ghế. Nếu cần thiết, có thể đặt một chiếc gối nhỏ ở phần lưng.
Nếu phải ngồi làm việc, bạn nên dành một ít thời gian để đi lại. Đi lại giúp máu tuần hoàn tốt, tránh sự xuất hiện của bệnh trĩ. Nếu phải ngồi làm việc với máy tính nhiều, bạn nên nghỉ ngơi 1h một lần. khi mắc thì phải điều trị bệnh trĩ đúng cách
5. Đi
Đi bộ rất cần thiết cho các bà bầu. Đi bộ làm các cơ ở chân khỏe hơn, các cơ vòm bụng săn chắc hơn, đồng thời hạn chế bớt nguy cơ làm biến dạng các ven.
Tuy nhiên, khi cảm thấy mệt, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 5 – 10 phút. Khi đi bộ, cần phải đi giầy thấp và vừa chân.
Khi đi xe đường dài, bạn không nên ngồi một chỗ quá lâu. Bạn cần phải đứng một chút để kích thích tuần hoàn máu.
Nếu đi xe buýt, bạn nên ngồi và chỉ đứng dậy khi xe đã dừng lại hoàn toàn để tránh xe buýt phanh đột ngột khiến bạn mất cân bằng và ngã. Đừng ngại đề nghị người khác nhường chỗ cho mình vì sức khoẻ của bản thân và của em bé.
Tư thế ngồi khi đi xe buýt: ngồi thẳng, ngả người ra phía sau. Nếu mệt, bạn nên dừng lại và xoa bóp chân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét