Trong khi mang thai mẹ bầu không tránh khỏi tình trạng tăng cân, nhưng tăng cân như thế nào là chuẩn, có mẹ bầu tăng nhiều có mẹ bầu tăng ít. Hãy cùng tìm hiểu mức tăng cân chuẩn của mẹ bầu nhé.
Sức khỏe và trọng lượng lúc đẻ của trẻ liên quan nhiều đến việc người mẹ tăng cân như thế nào trong thai kỳ. Trẻ phát triển nhanh trong tử cung, ước tính thai nhi đang phát triển sản sinh ra 100.000 tế bào não trong một phút. Từ tuần thứ 26 của thai kỳ trở đi, một thai nhi tăng khoảng 30g trọng lượng mỗi ngày. Vì thế trẻ cần rất nhiều năng lượng. Đó cũng là lý do thai kỳ cần phải có nhiều năng lượng kể cả những phụ nữ dư thừa cân nặng.
Sức khỏe và trọng lượng lúc đẻ của trẻ liên quan nhiều đến việc người mẹ tăng cân như thế nào trong thai kỳ. Trẻ phát triển nhanh trong tử cung, ước tính thai nhi đang phát triển sản sinh ra 100.000 tế bào não trong một phút. Từ tuần thứ 26 của thai kỳ trở đi, một thai nhi tăng khoảng 30g trọng lượng mỗi ngày. Vì thế trẻ cần rất nhiều năng lượng. Đó cũng là lý do thai kỳ cần phải có nhiều năng lượng kể cả những phụ nữ dư thừa cân nặng.
Để có một đứa con khoẻ mạnh thì trong thai kỳ người mẹ cần tăng bao nhiêu cân là đủ? Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng của người mẹ, không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, cũng không có người phụ nữ nào giống nhau hoàn toàn.
MỨC TĂNG CÂN CHUẨN Ở PHỤ NỮ CÓ THAI
Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ khi mang thai được biểu hiện qua mức tăng cân. Nếu tăng dưới 3 kg trong quý giữa của thai kỳ thì nghĩa là bạn cần bồi dưỡng thêm.
Mức tăng cân của bà mẹ khi mang thai liên quan chặt chẽ tới cân nặng của trẻ khi sinh. Chỉ số này thấp dẫn đến nguy cơ đẻ con cân nặng dưới 2.500 g (đẻ non hoặc suy dinh dưỡng bào thai).
Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai. Trong suốt thai kỳ, người mẹ cần tăng 10-12 kg. Trong đó, ba tháng đầu tăng 1 kg, ba tháng giữa tăng 5-6 kg và ba tháng cuối tăng 4-5 kg.
Nếu 3 tháng giữa tăng dưới 3 kg và 3 tháng cuối tăng dưới 4 kg thì người mẹ cần ăn uống và bồi dưỡng tăng cường thêm.
Tăng cân quá mức cũng không tốt. Nếu trong 3 tháng cuối, mỗi tháng tăng quá 2 kg hay mỗi tuần tăng trên 1 kg thì đó thường là dấu hiệu bệnh lý như phù, cao huyết áp. Bà mẹ cần phải đi khám để có những can thiệp kịp thời.
Nhu cầu năng lượng trong khẩu phần của phụ nữ có thai là 2.550 kcal, nhiều hơn khi không có thai 350 kcal. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình, bà mẹ có thể ăn thêm cơm (chỉ cần ăn thêm 2 bát mỗi ngày là đủ đưa vào cơ thể thêm 300 kcal), hoặc thêm củ khoai, bắp ngô, quả trứng, đậu, vừng, lạc, hoa quả… Nếu có điều kiện, ăn thêm thịt, cá, sữa…
TĂNG CÂN NHIỀU TRONG THAI KỲ KHÔNG TỐT CHO THAI NHI
Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai của phụ nữ có thể gây tác hại đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Các tác giả cho biết, những em bé có trọng lượng nặng hơn khi sinh ra thì càng có khả năng phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến chứng béo phì khi trưởng thành. TS. David Ludwig và TS. Janet Currie cho biết: “Bởi vì trọng lượng khi sinh cao dự đoán được trọng lượng cơ thể khi trưởng thành của trẻ, những phát hiện này cho thấy tăng cân quá mức trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì ở con cái sau này. Trọng lượng khi sinh quá cao cũng có thể làm tăng nguy cơ các bệnh khác như bệnh suyễn, dị ứng (atopy) và ung thư”.
Vì thế, cần phải có các chiến lược vì sức khỏe của toàn dân để giúp mọi người có một trọng lượng khỏe mạnh và ngăn chặn sự tăng cân quá mức”.
Việc tăng cân quá nhanh hay quá chậm trong khi mang thai cũng đều làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, hãy so sánh tốc độ tăng cân của bạn để có sự điều chỉnh đúng chuẩn sẽ giúp con bạn khỏe mạnh. Chúc sức khỏe.
Có nên ăn kiêng?
Thời gian mang thai không phải là thời điểm lí tưởng để ăn kiêng. Việc hạn chế lượng calorie vào cơ thể mẹ sẽ dẫn đến thiếu/suy dinh dưỡng cho thai nhi, và tất nhiên, sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con. Việc mẹ ăn kiêng trong thời gian mang thai cũng làm tăng nguy cơ tử vong hoặc nhẹ cân của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, việc giảm cân quá nhanh sau sinh cũng ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và mất nguồn năng lượng cần cho cơ thể.
Hậu quả của tăng cân quá ít trong thai kỳ
- Sinh trẻ thiếu cân
- Sinh non
- Ảnh hưởng quá trình tiết sữa và không đủ sữa cho con bú
- Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường phụ thuộc vào tỉ lệ tương xứng giữa lượng mỡ và cơ trong cơ thể, cũng như lượng thức ăn hợp lý hàng ngày. Do đó, chỉ số BMI quá thấp hoặc quá nhẹ cân cũng gây sẩy thai.
Hậu quả của tăng cân quá nhiều khi mang thai
- Khó sinh
- Sinh con quá to
- Trẻ nặng cân dễ có vấn đề tiểu đường
- Trĩ, rạn bụng, các vấn đề với vùng xương chậu, són đái
- Khó chịu và nóng hơn những bà bầu khác
- Đau lưng, đau chân, phù chân và khó khăn trong đi lại
- Tăng huyết áp và nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai nghén
- Chèn ép lên các bộ phận khác như tim, gan và thận
- Nguy cơ kháng insulin và tiểu đường cấp độ 2
Khi mang thai, tốt nhất hãy quan tâm đến chất lượng của thức ăn, chứ không phải số lượng thức ăn. Mẹ chính là nguồn cung cấp toàn bộ dinh dưỡng cho con khi con còn trong bào thai, vì vậy hãy cung cấp cho con đủ dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình phát triển của con.
Hãy lắng nghe cơ thể mình và dừng lại khi cảm thấy đủ.
Hãy nghĩ rằng cơn đói đã được thỏa mãn và bạn không cần phải ăn thêm quá nhiều nữa. Tránh không bỏ bữa, đừng để cơ thể rơi vào trạng thái đói ngấu nghiến, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và mất năng lượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét