Nhiều bà bầu đặc biệt là những chị em đang mang thai lần đầu thường mang trong mình một câu hỏi rằng khi đẻ sẽ đau đến mức nào và đẻ thường có thực sự đáng sợ như những lời đồn thổi hay không? Nếu bạn chưa biết hoặc vẫn còn mơ hồ về quá trình sinh thường thì hãy theo chân một mẹ bầu trẻ vào phòng sinh để chứng kiến tận mắt quá trình sinh nở tự nhiên này nhé.
Đến gần ngày sinh, Thùy Trang bị rỉ ối, gia đình đưa chị vào viện và phải đến trưa ngày hôm sau bé mới đòi ra đời.
Cũng như bao chị em khác, Thùy Trang rất lo lắng nhưng trong ngày trọng đại này, chồng chị có mặt trong phòng sinh để cùng vợ “vượt cạn”, chị thấy vững tâm hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, Thêm vào đó, Thùy Trang được gây tê ngoài màng cứng nên cảm thấy thoải mái và không đau đớn khi có những cơn co bóp mạnh và liên tục.
Anh Nhật Minh đang trấn an vợ trước giờ G.
Bác sĩ Hợp và các nữ hộ sinh khám và theo dõi để xác định vị trí của em bé, lắng nghe nhịp tim của thai nhi, đo huyết áp, mạch.
Sản phụ được bác sỹ Hợp khám cổ tử cung xem đã rặn đẻ được chưa và xác định đã được rặn đẻ và đầu em bé lọt ra ngoài.
Dù đã chuẩn bị sẵn tâm lý song anh Nhật Minh vẫn hồi hộp, căng thẳng và vô cùng lo lắng khi cùng vợ vượt cạn.
Tại giai đoạn này, các cơn co bóp diễn ra nhanh hơn, lâu hơn và mạnh hơn, Thùy Trang có cảm giác đau đớn, xúc động vô cùng. Các chuyên gia y tế cho rằng nếu sản phụ trải qua những triệu chứng tương tự như thế này thì đây chính là những dấu hiệu tốt cho thấy bạn đang ở trong tình trạng hoàn toàn bình thường.
Một vài phụ nữ cảm thấy có một sự thúc đẩy mạnh mẽ trong bụng song theo bác sĩ, sản phụ không nên rặn đẻ cho đến khi nào bác sĩ sản khoa khẳng định rằng cổ tử cung của bạn đã có sự giãn nở hợp lý và ra tín hiệu để bạn bắt đầu. Dưới sự hướng dẫn tận tình của bác sĩ và các nữ hộ sinh, quá trình rặn đẻ được sản phụ thực hiện nhịp nhàng, đúng bài bản. Khi em bé gần chào đời, sản phụ có thể gặp cảm giác nóng ran trong người, nhức nhối toàn thân.
Khi đầu của thai nhi bắt đầu hiện ra, bác sĩ có thể yêu cầu sản phụ ngừng rặn đẻ. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng em bé được sinh ra một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng, giảm thiểu tình trạng bị xé rách tầng sinh môn.
Em bé dần xuất hiện trước ánh mắt mong ngóng của tất cả những người có mặt trong phòng sinh nở.
Ngay khi em bé được sinh ra, cơn đau ngay lập tức chấm dứt, Thùy Trang có cảm giác vô cùng nhẹ nhàng. Em bé được đặt lên bụng mẹ và được cảm nhận hơi ấm từ người mẹ.
Ngay khi em bé được sinh ra, bác sỹ sẽ trao kéo để tự tay bố Nhật Minh cắt dây rốn cho con. Anh Minh cho rằng đây là một trong những giây hồi hộp và hạnh phúc nhất của anh.
Nghe tiếng khóc của con, chị Thùy Trang hạnh phúc vô bờ bến.
Chia sẻ sự mệt nhọc và khó khăn mà vợ vừa trải qua.
Nữ hộ sinh tiến hành các thao tác kiểm tra sức khỏe, hút đờm nhớt cho bé. Việc hút đờm nhớt cho bé sinh thường rất quan trọng và cần phải thực hiện cẩn thận, kĩ càng.
Anh Minh không giấu nổi niềm vui khi lần đầu chạm vào người con. Anh hạnh phúc bảo: “Ôi con bố giống bố rồi, tóc xoăn đây này”.
Sau khi sinh xong, Thùy Trang chia sẻ: “Đây là một trong những khoảng thời gian đẹp nhất của mình”.
Khi em bé được sinh ra, dạ con được nghỉ ngơi. Sau khoảng 15 phút, dạ con bắt đầu co bóp lại để giúp việc đẩy rau thai ra ngoài.
Khi cần thiết bác sỹ sẽ tiêm oxytoxine để giúp việc đẩy rau thai ra ngoài được dễ dàng hơn và tránh bị chảy máu.
Gia đình sản phụ tràn ngập trong niềm vui mẹ tròn con vuông khi nhìn thấy em bé.
Nhân viên Bệnh viện chúc mừng sản phụ.
Con chào cả nhà! Lần đầu tiên được gặp mặt mọi người, con xấu hổ quá ạ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét