Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Độc chiêu ẩn mình của kẻ trốn tù

Theo web thẩm mỹ chia sẽ. Những câu chuyện hấp dẫn và ly kỳ tưởng chừng như chỉ có trong phim nhưng sau đây là những câu chuyện có thật khiến người đọc không khỏi ngạc nhiên và khâm phục, và có lẽ chỉ có những "anh hùng sau song sắt" mới có thể làm được điều " xưa nay hiếm" này .

Chỉ với một chiếc dao lam


Trong giới giang hồ miền Nam những năm sau giải phóng, Phước “tám ngón” là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất. Ngoài sự hung hãn, manh động sẵn sàng nổ súng giết người và chống trả lại cơ quan công an khi bị truy bắt, có 2 điều ở Phước khiến người ta luôn nhớ đến y như một tên tội phạm đặc biệt. Thứ nhất, trong lịch sử phòng chống tội phạm Việt Nam thời hiện đại, Phước “tám ngón” là tên tội phạm đầu tiên và duy nhất cho đến tận bây giờ đào thoát được khỏi trại giam Chí Hòa. Thứ 2, Phước “tám ngón” là tên tội phạm 2 lần bị tòa tuyên án tử hình trong 2 phiên tòa diễn ra cách nhau gần 2 năm.

                                                             Tử tù Phước tám ngón

Phước “tám ngón” tên thật là Nguyễn Hữu Thành, sinh năm 1971 trong một gia đình nghèo ở Dĩ An, Thuận An tỉnh Sông Bé (nay là Bình Dương). Giới giang hồ đã thêu dệt rất nhiều chuyện lỳ kỳ xung quanh biệt danh và cuộc sống giang hồ của Phước “tám ngón”. Nào là chuyện chỉ vì giận cha Phước trói người cha già rồi thả xuống giếng cho đến khi ông bất tỉnh vì sợ, rồi đến chuyện biệt danh “tám ngón” là do trong một lần ăn nhậu với bạn bè, do bị mẹ la mắng, Phước đã chặt phăng 2 ngón tay của mình để… dằn mặt bà.


Sau khi bị tuyên án tử hình , Phước được đưa vào buồng biệt giam và giống như những tử tù khác, hắn bị còng chân bằng một cùm sắt phi 10 hình chữ U. Trong những ngày tháng sống trong buồng biệt giam, lúc nào Phước cũng nung nấu ý định trốn trại. Tuy nhiên, để trốn được trại, việc đầu tiên là phải tháo được chân ra khỏi cùm. Muốn vậy thì phải cần có dụng cụ. Nhưng trong hoàn cảnh của một tên tử tù trong phòng biệt giam thì biết lấy dụng cụ ở đâu và phải làm cách nào. Một ý tưởng bất chợt nảy ra trong đầu Phước, để thực hiện được ý đồ của mình, Phước bắt đầu làm quen với một số phạm nhân tự giác (chuyên được cử làm công tác dọn vệ sinh, đưa cơm… cho tử tù). Trong số các phạm nhân tự giác này, hắn quan tâm đặc biệt tới Nguyễn Văn Minh. Trong một lần Minh vào đưa cơm, Phước nói nhỏ: “mày kiếm giùm tao một lưỡi dao lam”. Minh nghe Phước nói liền trợn mắt hỏi lại: “Mày biết thứ đó là đồ cấm không, mà trong này thì mày cần gì tới thứ đó”. Phước ra vẻ điệu bộ khẩn thiết: “Tao cần để cạo râu thôi, trong này nóng nực, râu ria tùm lum, khó chịu lắm. Mà có “đi” thì cũng phải sạch sẽ chút chứ…”. Nghe Phước nói, Minh cũng mủi lòng và hứa sẽ tìm cho Phước thứ mà y cần.

May mắn đã đến với Phước “tám ngón”, chỉ 2 ngày sau Minh đã tìm được và đưa cho Phước chiếc dao lam không quên kèm theo lời dặn nhớ giấu cẩn thận đừng để cán bộ phát hiện ra. Thấy Minh dễ dãi, Phước lại tiếp tục nằn nỉ để Minh kiếm thêm cho mình một chiếc bật lửa ga. Dù chẳng biết Phước sử dụng vào mục đích gì, nhưng Minh vẫn vui vẻ nhận lời và kiếm cho Phước.

Sau khi có được lưỡi dao lam và chiếc bật lửa ga, Phước “tám ngón” khôn khéo tìm cách giấu vào lỗ hổng trong vách tường rồi dán giấy báo đè lên. Cuộc đào thoát của Phước “tám ngón” sẽ không thể thành công nếu như y không gặp được một may mắn khác. Trong một lần lợi dụng sự mất cảnh giác của cán bộ canh gác, Phước đã tháo được chiếc vòng sắt ở trên khung cửa nhà vệ sinh. Sau đó Phước cho vào cùm sắt uốn cho thẳng lại rồi tỉ mẩn ngày đêm mài nhọn một đầu. Lúc này, khi đã có đầy đủ các dụng cụ, kế hoạch vượt ngục của Phước được khởi động.

Đầu tiên là việc cưa cùm chân. Với chiếc dao lam xin được, Phước bẻ làm đôi và biến nó trở thành chiếc cưa để cưa sắt. Chiếc dao lam mỏng manh lại có thể cưa đứt được chiếc cùm sắt phi 10, chuyện nghe có vẻ hoang đường nhưng Phước đã chứng minh điều đó là có thật. Phước tỉ mẩn dùng 2 lưỡi dao lam miệt mài cưa. Vì lưỡi dao mỏng, đường cưa nhỏ, do vậy quá trình Phước cưa cùm không phát ra tiếng động nên các cán bộ quản giáo không hề hay biết. Tinh vi hơn, để tránh sự phát hiện, Phước đã luồn những sợi vải vào mạch cưa rồi dùng chiếc bật lửa xin được để đốt. Nhựa vải chảy ra phủ kín vết cưa nên nhìn từ ngoài vào không ai biết được ý đồ của Phước.

Cuộc vượt ngục có một không hai : 


Đêm ngày 26-3-1995, sau 5 ngày miệt mài cưa cùm, cuối cùng chỉ bằng chiếc dao lam Phước cũng đã cưa đứt thanh sắt phi 10 và rút được chân ra khỏi chiếc cùm. Lúc này thanh sắt mà Phước mài nhọn bắt đầu phát huy tác dụng. Phước dùng thanh sắt này khoét vách tường khu gần nhà vệ sinh thành một lỗ hổng vừa một người chui qua. Do khu vực này tường ẩm thấp, nên Phước tiến hành khá dễ dàng.

 Để đánh lừa cán bộ quản giáo, những viên gạch lấy ra được, Phước đều xếp lên bệ xi măng rồi phủ chăn lên cho giống như hình người đang nằm ngủ. Xong xuôi mọi việc, hắn từ từ bò qua lỗ hổng để trốn ra ngoài. Tìm đường mò được lên mái nhà, Phước dùng quần áo và khăn bện thành một sợi dây buộc vào cột rồi đu xuống mặt đất. Đang leo xuống thì bất ngờ chiếc dây bị đứt, Phước ngã nhào xuống đất. Với một người bình thường, nếu ngã ở độ cao lớn như vậy, chắc chắn đã gặp phải chấn thương nặng. Nhưng một lần nữa, may mắn lại mỉm cười với tên tử tù này. Sau gần một tiếng nằm bất động, thì Phước dần hồi tỉnh lại. Tuy bị chấn thương chân và cột sống (sau này khi đi chữa chạy ở ngoài Phước mới biết) nhưng hắn vẫn cố lết tới cột điện rồi trèo qua khu tập thể gia đình cán bộ quản giáo của trại. 

Toàn cảnh trại giam Chí Hòa

Với sự khôn ngoan, láu cá của một kẻ lưu manh chuyên nghiệp, Phước “tám ngón” đã tìm cách thoát ra khỏi trại giam Chí Hòa một cách ngoạn mục.Ra được đến khu tập thể của trại, Phước ăn trộm bộ quần áo cảnh phục đang phơi ngoài sân mặc vào người, hắn “mượn” thêm đôi dép, dắt chiếc xe đạp rồi đàng hoàng đi ra bằng đường cổng chính. Nén đau đi qua bốt gác, Phước bảo anh cảnh vệ trại giam mở cổng để hắn ra ngoài uống café sớm. Không hề nghi ngờ, người này mở cổng cho Phước ra và không quên kèm theo vài câu bông đùa. Lúc đó là sáng ngày 27-3-1995, tên tử tù nguy hiểm đàng hoàng đạp xe lẫn vào dòng người trên đường và mất hút khỏi trại giam.

Ngâm mình dưới hố chất thải

Hảo khai ngâm mình dưới hố chất thải suốt một ngày. Khi biết các trinh sát đang truy lùng hắn đã ngụp xuống, hai lỗ mũi vẫn phập phồng trên mặt nước xú uế và được ngụy trang bằng tờ giấy vệ sinh đã mủn.

Nguyễn Văn Hảo, bị kết án vì tội giết người, cướp của. Khi còn ngoài xã hội nổi tiếng là tên giang hồ cộm cán, thế nhưng bị giam giữ trong trại giam tên này lại tỏ ra rất ngoan, cán bộ nói gì cũng răm rắp làm theo. Thậm chí ngay cả khi có bị bạn tù “bắt nạt”, Hảo cũng nhẫn nhịn. Thấy Hảo ngoan ngoãn, lại tu chí cải tạo nên cán bộ trại cho hắn được hưởng ưu tiên ra lao động tự quản. Bỗng nhiên tên này biến mất.

Lệnh báo động được phát đi. Lực lượng trinh sát của trại giam được huy động tối đa. Các chiến sĩ khua từng chum nước, khoắng từng cái giếng sâu hun hút, xộc vào cả chuồng lợn, chuồng gà nhưng phạm nhân thì vẫn không thấy đâu. Khi các mũi trinh sát gặp nhau, họ nói rằng Hảo không thể có cánh mà bay cũng không thể độn thổ được nên chắc chắn vẫn đang quanh quẩn đâu đó rất gần đây thôi. Có điều cái sự rất gần ấy là ở đâu. Bởi các trinh sát trại giam đã không bỏ lọt bất kể một xó xỉnh nào. Đến cả nhà vệ sinh của nhà dân cũng được họ khoắng và chọc rất kỹ. Vậy mà vẫn vô vọng.

Với quyết tâm cao nhất, cảnh sát rà soát lại những nơi mà họ đã kiểm tra rất kỹ. Một trinh sát đưa ra sáng kiến: “Trước giờ ta mới chỉ chọc gậy thẳng xuống các chuồng xí, như thế nếu phạm nhân trốn dưới đó vẫn có thể tránh được. Bây giờ chúng ta nên chọc xiên và khoắng ngang. Nếu phạm nhân ở dưới đó chắc chắn sẽ tìm được”. Phương án mới được đưa ra, các trinh sát trại giam lại tiếp tục công việc “kinh khủng” của mình. Và kết quả đúng như phán đoán. Bỗng một tiếng hét vang lên, phạm nhân Hảo lù lù nhô lên khỏi hố phân.

Hảo khai ngâm mình dưới hố phân suốt một ngày. Khi biết các trinh sát đang truy lùng hắn đã ngụp xuống, hai lỗ mũi vẫn phập phồng trên mặt nước xú uế và được ngụy trang bằng tờ giấy vệ sinh đã mủn.

Biết bao nỗ lực để truy lùng phạm nhân trốn trại nhưng khi tận mắt chứng kiến khổ nhục kế của Hảo thì tất thảy mọi chiến sĩ trinh sát có mặt lúc đó đều cảm thấy xót thương cho hắn. Và khi bắt được Hảo, các trinh sát đã không nghĩ đến chuyện trói tay, còng chân mà đưa cho Hảo một bánh xà phòng để hắn tẩy rửa mùi xú uế.
                                          Hảo ngâm mình dưới hố phân nhiều giờ đồng hồ.

Trốn trong rừng sâu với gà mái !

Ngô Đức Thuận, thụ án 8 năm tù tại trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An vì tội Cướp tài sản. Thế nhưng thụ án chưa được bao lâu Thuận đã trốn trại. Suốt một tuần, các trinh sát truy lùng Thuận khắp nơi, mật phục ở các lối rẽ, rà soát tất cả các mối quan hệ và về cả quê đón lõng nhưng cũng không có dấu vết nào của Thuận.

Theo nhận định của hầu hết cán bộ, Thuận chưa thể đi xa được. Có một điều lạ là, cũng khoảng một tuần trở lại kể từ khi Thuận trốn trại, bà con trong vùng liên tục bị mất trộm gà, mà chỉ gà mái.

Một hôm, trung tá Nguyễn Văn Phúc có việc gia đình nên xin phép về. Đường rừng lại nhá nhem tối anh đụng phải một người đàn ông đang gánh gánh củi nặng. Thấy khuôn mặt rất quen, trung tá Phúc hồ nghi và vờ hỏi thăm đường. Khi đó gã đàn ông gánh củi đã nổi cáu và quát: “Bố mày đang mệt, hỏi cái gì mà hỏi”. Nhưng khi nhìn thẳng vào mặt trung tá Phúc thì tên này đã bỏ chạy, vứt lại gánh củi và con gà mái đã luộc sẵn. Biết đó là kẻ trốn trại nên trung tá Phúc đã nổ ba phát súng chỉ thiên và quyết liệt truy đuổi buộc đứng lại.

Khi bị bắt, Thuận khai vì hắn trốn trong rừng nên phải tự kiếm củi và bắt trộm gà để cầm cự qua ngày vì chưa biết khi nào mới thoát ra khỏi vùng rừng núi âm u. Hỏi vì sao hắn không bắt gà trống mà chỉ bắt toàn gà mái, Thuận thổ lộ: “Vì phải nhốt gà dự trữ lương thực nên em chỉ dám bắt toàn gà mái. Gà mái bị nhốt chúng sẽ không gáy. Cán bộ biết đấy, giữa rừng núi hoang vu thế này nếu bắt gà trống nó lại gáy te te lên thì chả khác nào " lạy ông tôi ở bụi này "!. Như thế thì cán bộ sẽ biết mà đến bắt em ngay. Kinh nghiệm này là do một người bạn tù của em truyền đạt lại”.

56 ngày trốn trên nóc bếp trại giam

Đó là vụ việc mới xảy ra ở trại giam Phú Sơn (Thái Nguyên). Người 56 ngày trốn trên nóc bếp dưới tiết trời nóng bức, oi nồng của mùa hè là Nguyễn Văn Phước, biệt danh Phước “Gà”, kẻ từng có ba tiền án và được biết đến với “thành tích” nhiều lần trốn trại.

Năm 2008, trong chiếu bạc, vì bị thua nhiều nên khi thấy người bạn chơi là anh Nguyễn Thanh Tuấn đứng dậy Phước “Gà” đã kiếm cớ gây sự. Thấy anh bị đánh, anh Nguyễn Thanh Kiệt đã nhảy vào can ngăn. Khi đó Phước “Gà” đã rút dao đâm cả hai. Kết quả, anh Tuấn may mắn thoát chết còn anh Kiệt tử vong. Với tội ác gây ra, Phước “Gà” bị TAND tỉnh Khánh Hòa kết án tù chung thân.

Cuối năm 2012, Phước “Gà” được thuyên chuyển ra trại giam Phú Sơn. Để lấy lòng cán bộ, thời gian đầu hắn tỏ ra biết điều, quyết tâm cải tà quy chính. Lợi dụng lúc cán bộ không để ý hắn đã biến mất.

Nhiều mũi trinh sát được chia nhỏ và tỏa đi khắp nơi, vừa đón lõng những nơi hắn có khả năng đến, vừa rà soát các mối quan hệ phức tạp của hắn, thế nhưng vẫn bóng chim tăm cá. Thậm chí, khi biết trước đó Phước “Gà” từng làm nghề khuân vác gỗ thì các chiến sĩ trinh sát cũng đã hóa thân và trà trộn vào tìm nhưng vẫn không có manh mối.

Xác định Phước “Gà” cực kỳ nguy hiểm nên Tổng cục 8 đã phối hợp với Công an tỉnh Thái Nguyên, trại giam Phú Sơn quyết tâm bắt bằng được. Đúng trong thời gian đó, Bộ Công an tổ chức hội thi về an toàn thực phẩm và chọn Phú Sơn là đơn vị đăng cai. Trước khi có đoàn đến kiểm tra, đánh giá, các cán bộ của trại tổ chức dọn dẹp vệ sinh khu bếp ăn. Trong lúc dọn dẹp, một cán bộ phát hiện rất nhiều vỏ mì tôm trên trần bếp. Nghĩ chắc chuột đã tha lên đó, một người được cử lên dọn thì phát hiện Phước “Gà” đang trốn ở đấy.

Sau khi bị bắt lại, Phước “Gà” thú nhận đã quá chủ quan vì không tìm cách giấu vỏ mì tôm. Hắn khẳng định, nếu hắn cẩn thận hơn thì có lẽ các cán bộ đã khó lòng tìm thấy hắn. 56 ngày trốn trên gác bếp, Phước “Gà” vẫn mạnh khỏe, béo tốt. Hắn khai, ban ngày hắn phải chịu nằm trên đó dưới cái nắng khủng khiếp của mùa hè. Đêm xuống hắn mới trở dậy mò mì tôm để ăn và tắm rửa, chờ thời cơ thuận tiện sẽ bỏ trốn. Thế nhưng kế hoạch bất thành.

Phước “Gà” sau đó bị TAND huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tuyên án 4 năm tù. Tính cả tội cũ lẫn tội mới Phước “Gà” lại tiếp tục nhận án chung thân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét