Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Sự thật kinh khủng về thuốc tránh thai

Năm 1960, thuốc tránh thai lần đầu tiên xuất hiện đã gây chấn động mạnh vì có khả năng thay đổi cuộc sống lúc bấy giờ của “phái yếu” và giải thoát họ khỏi nỗi lo trở thành “cỗ máy sinh sản”. Thế nhưng, phụ nữ hiện đại có nhiều sự lựa chọn hơn nên ngày càng thờ ơ với phương pháp tránh thai từng rất phổ biến này.

Thuốc tránh thai hoạt động theo cơ chế cơ bản là “đánh lừa” cơ thể bạn (thông qua lượng hormone estrogen và hormone progesterone nhân tạo) rằng chu kỳ rụng trứng đã diễn ra và kết thúc rồi. Tuy nhiên, lượng hormone từ thuốc tránh thai lại thường tranh thủ hoạt động “tích cực” nhiều qua đường máu hơn là chỉ bấm “pause” quá trình sinh nở. Những viên thuốc nhỏ bé kia thực tế có ảnh hưởng lớn đến mọi bộ phận trên cơ thể bạn, từ hình thể bên ngoài cho đến trí não bên trong.

                                          Thuốc tránh thai sẽ tác động thế nào đến vẻ đẹp của bạn?

1. Thuốc tránh thai tác động đến diện mạo của bạn

Nhiều nghiên cứu gần đây xác nhận rằng thuốc tránh thai có thể làm thay đổi vẻ bề ngoài của người sử dụng.

Làm đẹp da

Có lời đồn rằng thuốc tránh thai có thể “dọn sạch” những nốt mụn đáng ghét trên gương mặt của người phụ nữ. Nhằm chứng minh, một nghiện cứu đã được thực hiện và chỉ ra rằng lượng estrogen nhân tạo có thể thúc đẩy sản xuất một loại protein mang tên gọi sex hormone–binding globulin (SHBG), “hạ gục” lượng testosterone trong cơ thể. Bởi vì lượng testosterone cao khiến lượng bã nhờn gây ùn tắc lỗ chân lông tiết ra nhiều hơn nên kết luận được lượng hormone testosterone trong cơ thể bạn càng thấp thì da bạn sẽ càng mịn màng.

Gây tăng cân nặng
Những phiên bản mới của thuốc tránh thai thường có liều lượng estrogen cao, và loại hormone này liên tục “nhắc nhở” thận phải giữ nước cho cơ thể. Kết quả: cơ thể bạn bị “phình” lên. Rất nhiều loại estrogen nhân tạo còn có thể kích thích mô ngực phát triển, dẫn đến kích cỡ áo ngực bạn chọn mua cũng phải tăng lên. Để tránh tình trạng trên diễn ra, bạn có thể lựa chọn thuốc tránh thai có lượng estrogen thấp – loại chỉ chứa ½ lượng hormone so với bình thường khác.

Một thí nghiệm khoa học được thực hiện tại trường đại học Massachusetts đã xác nhận chính xác rằng những phụ nữ nằm trong nhóm sử dụng thuốc tránh thai liều thấp không hề bị tăng cân so với trước đó. Nhưng nói là nói vậy, thuốc tránh thai vẫn bị nhiều người cho vào danh sách đen bởi cân nặng lúc nào cũng là mối quan tâm hàng đầu và rất nhạy cảm của phụ nữ hiện nay.

Nếu có những vấn đề về sức khỏe, bạn cần được tư vấn để chọn phương pháp tránh thai phù hợp.

2. Thuốc tránh thai tác động đến sức khỏe của bạn

Sức khỏe và thuốc tránh thai là đề tài thường thấy trên các trang tin tức và là đề tài khi “trà dư tửu hậu” của phe phụ nữ. Vậy các nhà khoa học thật sự nói gì về khả năng ảnh hưởng của thuốc tránh thai lên xương và chứng nghẽn mạch máu?

Sự thật về xương : Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy rằng những phụ nữ trẻ dùng thuốc tránh thai chứa estrogen liều thấp có mật độ xương cột sống thấp hơn 6% so với những người không sử dụng thuốc. Điều gì đang xảy ra vậy? Theo tác giả của cuộc nghiên cứu, tiến sĩ Delia Scholes, điều tra viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Y tế Seattle thì mức tối đa estrogen tự nhiên có thể kích thích sự tăng trưởng xương, nhưng thuốc tránh thai lại giữ cho mức estrogen được ổn định. “Điều chúng tôi không biết là chuyện gì sẽ xảy ra với xương của bạn khi bạn không sử dụng thuốc tránh thai nữa”.

Nghẽn mạch máu : Sự thật là những người dùng thuốc tranh thai có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch – cục máu đông hình thành ở chân cao hơn một chút. Nhưng rủi ro của bạn phụ thuộc vào loại thuốc tránh thai mà bạn dùng. Một nghiên cứu trong Tạp chí Y học Anh đã tìm ra rằng những người sử dụng thuốc tránh thai chứa drospirenone – một loại progesterone nhân tạo mới – có khả năng phát triển máu đông cục cao gấp 3 lần những người sử dụng thuốc có chứa loại progesterone cũ gọi là lenvonorgestrel.

Tuy nhiên, ngay cả với thuốc tránh thai chứa drospirenone thì tỷ lệ mắc cũng chỉ là 3 trong 10.000. Khả năng mỏng manh đó “không nên là rào cản ngăn một người uống thuốc ngừa thai khi cần thiết” theo bác sĩ phụ sản Ashlesha Petal, cố vấn sức khỏe của tờ Women’s Health cho biết. Nếu trong tiền sử gia đình bạn đã có người mắc bệnh máu đông cục hoặc nếu bạn hút thuốc thì hãy bạn nên xin lời khuyên của bác sĩ về những thành phần trong toa thuốc của mình.

Nguy cơ ung thư  : Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn được rằng thuốc tránh thai có chứa lượng estrogen nhân tạo có thể làm tăng mạnh nguy cơ mắc phải bệnh ung thư vú. Một nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc tránh thai có khả năng làm tăng đến 65% khả năng hình thành thực thể estrogen gây ung thư.

Điểm mấu chốt hiện nay là nếu bạn đã có nguy cơ cao mắc bệnh này – như tiểu sử gia đình – thì bạn luôn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng thuốc. Một số tin tức khả quan hơn là: Các nghiên cứu đánh giá nguy cơ của người uống thuốc tránh thai phát triển các loại bệnh ung thư khác khá rõ ràng. Uống thuốc ngừa thai có thể làm giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng và hơn 40% nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.


                               Thuốc tránh thai có thể thay đổi các chuẩn mực của bạn về sự hấp dẫn.

3. Thuốc tránh thai tác động đến suy nghĩ của bạn


Bạn chắc hẳn đã biết hormone có ảnh hưởng to lớn thế nào đến tâm trạng phụ nữ. Và do vậy, những loại thuốc tránh thai có chứa hormone chắc chắn cũng không thể thoát khỏi ảnh hưởng đến bạn.

Đẩy mạnh tiềm năng của não

Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc tránh thai có khả năng làm tăng những vùng xám trong não như vùng vỏ não trước trán (nơi lưu giữ bộ nhớ và là trung tâm ra quyết định suy nghĩ cho toàn cơ thể). Dẫu vậy, vẫn còn quá sớm để kết luận khối lượng não sử dụng tăng lên có liên quan gì đến khả năng hoạt động tốt hơn của não bộ hay không.

Khả năng ham muốn bị ảnh hưởng


Lượng chất SHBG tăng đột ngột và lượng testosterone suy giảm có thể làm ảnh hưởng đến ham muốn “yêu đương” của bạn. Nếu bạn hiếm khi cảm thấy thích “đùa nghịch”, hãy đề nghị bác sĩ sản khoa của bạn về các phương pháp hạn chế sinh đẻ không chứa estrogen như đặt vòng tránh thai.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét