Ngôi nhà thờ cổ này có một dáng dấp bên ngoài đơn giản và khiêm nhường. Nhà thờ cổ tộc Nguyễn Tường, được khởi dựng năm 1806, vốn là tư dinh của cụ Nguyễn Tường Vân, làm quan dưới thời Gia Long triều Nguyễn, được thăng chức Binh bộ Thượng thư vào năm Minh Mạng thứ nhất (1820) Tộc họ Nguyễn Tường đất Quảng Nam nổi danh là một dòng họ khoa bảng. Người con trưởng của cụ Nguyễn Tường Vân là Phó bảng Nguyễn Tường Vĩnh (Tuần vũ Định Tường), người con thứ là Tiến sỹ Nguyễn Tường Phổ - từng làm quan đốc học Quảng Nam và Hải Dương dưới thời vua Thiệu Trị. Các thế hệ sau nhiều người đỗ đạt làm quan. Đặc biệt, hậu duệ họ Nguyễn Tường ở đầu thế kỷ 20 nổi danh với những cái tên: Nguyễn Tường Tam (tức nhà văn Nhất Linh), Nguyễn Tường Lân (tức nhà văn Thạch Lam) và Nguyễn Tường Long (tức nhà văn Hoàng Đạo) - những nhân vật sáng lập và là chủ chốt của nhóm Tự Lực văn đoàn. Những nhà văn này cùng nhóm Tự lực Văn đoàn được coi đã đặt nền móng cho nền văn học hiện đại Việt Nam. Công trình có cấu trúc 3 gian 2 chái với chiều sâu 5 nhịp. Về tổng thể, nhà thờ có cấu trúc và kết cấu của nhà rường xứ Huế với bộ khung gỗ, hai chái xây bao gạch nhưng mái lợp ngói âm dương - loại vật liệu điển hình của phố cổ Hội An. Công trình đã trải qua hơn 200 năm với hai lần trùng tu. Công trình được các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng - Hội An thi công, với sự tinh tế và tính thẩm mỹ rất cao. Ảnh: Kết cấu kiểu “trính chồng trụ đội” ở nhịp thứ 2 Không gian thờ cúng được thưng gỗ, nằm gọn trong nhịp giữa và 3 gian giữa của ngôi nhà. Phía trên là tấm hoành phi đề 4 chữ “Nguyễn Tường Từ Đường” Nội thất gian thờ (nhịp giữa) Nhịp giữa có kết cấu kiểu “giao nguyên trụ đội” khá đơn giản Nhịp thứ 4 và thứ 5 phía sau nhà cũng khá đơn giản phát triển từ hệ kết cấu nhịp giữa, tạo nên một không gian khá thoáng đãng Những biến thể của hệ kết cấu mái nhìn từ phía hồi Cốn mê chạm hình hoa sen ở vì nách phía trước - nhịp thứ nhất Những vật kỷ niệm được lưu giữ qua nhiều đời Tủ sách chứa các tác phẩm của nhà văn Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam Nhà thờ tộc Nguyễn Tường còn lưu giữ được những sắc phong của các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Thành Thái thời Nguyễn, là những minh chứng rõ nét cho những đóng góp, cống hiến của dòng họ với xã hội và đất nước. Trong nhà thờ cũng còn nhiều những vật dụng, sách vở được gìn giữ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Mắt cửa – chi tiết truyền thống kinh điển của kiến trúc Hội An Cửa sổ ở chái nhà hình phật thủ, gợi nhắc sự đông đúc phồn thịnh theo quan niệm xưa. Nhà thờ cổ tộc Nguyễn Tường còn được gọi với cái tên Dinh Ông Lớn, phần nào cho thấy sự kính trọng của người xưa về một dòng họ khoa bảng và văn nhân.
Nhà thờ tộc Nguyễn Tường còn lưu giữ được những sắc phong của các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Thành Thái thời Nguyễn, là những minh chứng rõ nét cho những đóng góp, cống hiến của dòng họ với xã hội và đất nước. Trong nhà thờ cũng còn nhiều những vật dụng, sách vở được gìn giữ lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét